Chương 16: Chủ nghĩa bảo vệ môi trường (Phần 2)

Mục lục

2. Sự hoang đường của sự “đồng thuận” về biến đổi khí hậu (tiếp)
2.3 Các nhà khoa học không thừa nhận sự “đồng thuận”
2.4 Vì sao các nhà khoa học chủ nghĩa bảo vệ môi trường đẩy mạnh tuyên truyền về thảm họa

3. Chủ nghĩa bảo vệ môi trường: Một hình thái khác của chủ nghĩa cộng sản
3.1 Thâm nhập chính trị: Xây dựng một chính phủ toàn cầu
3.2 Đổ tội cho chủ nghĩa tư bản
3.3 Truyền thông áp chế những tiếng nói bất đồng
3.4 Thao túng các nhóm “dân sự” để phát động cách mạng đường phố
3.5 Một tôn giáo mới của chủ nghĩa phản nhân loại

Lời kết: Kính Thần, khôi phục truyền thống là con đường thoát khỏi khủng hoảng môi trường

****

2. Sự hoang đường của sự “đồng thuận” về biến đổi khí hậu

2.3 Các nhà khoa học không thừa nhận sự “đồng thuận”

Như đã đề cập, các nhà khoa học có quan điểm khác nhau về vấn đề hoạt động của con người có phải là tác nhân chính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu không, và khí hậu rốt cuộc sẽ biến đổi đến đâu. Có rất nhiều nhân tố dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau như vậy: Trước hết, biến đổi của khí hậu là một đề tài cực kỳ rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như thiên văn học, khí tượng học, sinh thái học, quang hóa học, quang phổ học, hải dương học, v.v.. Khí hậu lại bao hàm nhiều phân hệ tương tác với nhau như bầu khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, và thạch quyển của trái đất. Trong đó lại có rất nhiều quá trình vật lý, hóa học, sinh học vẫn còn là những lĩnh vực mà con người hiện nay chưa hiểu hết.

Nhìn lại lịch sử địa chất, khí hậu trên trái đất chưa bao giờ ngừng biến đổi, cũng thường xuyên có những thời kỳ nóng lên toàn cầu. Trong Triều đại nhà Thương của Trung Quốc cách đây hơn 3.000 năm, vùng đất Trung Nguyên (vùng đồng bằng phía Bắc Trung Quốc) từng là vùng cận nhiệt đới. Nhiều ghi chép trong các văn tự Giáp cốt còn nói về việc săn voi. Khi đó, nhiệt độ bình quân năm ước tính cao hơn khoảng 20C so với ngày nay. Đến Triều đại nhà Đường (626–907) lại trải qua một giai đoạn khí hậu nóng lên nữa, tạo điều kiện thuận lợi để trồng các loại cam quýt ngay trong cung điện Trường An ở vùng Tây Bắc Trung Quốc ngày nay. [1] Ở Phương Tây, người châu Âu thời trung cổ đã xây dựng những nhà thờ lớn tinh tế trong giai đoạn nóng lên từ khoảng năm 950 đến 1250 sau công nguyên. [2]

Theo các ghi chép về địa chất, Bắc bán cầu đã trải qua một đợt nóng lên rất nhanh cách đây khoảng 11,270 năm, chỉ trong vài năm mà nhiệt độ đã nhanh chóng tăng lên khoảng 40C. Một đợt nóng lên nổi tiếng nữa xảy ra lúc gần kết thúc thời kỳ băng hà mini “Younger Dryas” khoảng 11.550 năm trước, khi nhiệt độ tăng khoảng 100C chỉ trong vài thập kỷ. [3] Nguyên nhân gây ra những sự biến đổi khí hậu này, cho đến nay, vẫn là đề tài tranh luận của các nhà khoa học.

Hiển nhiên, nếu chúng ta không giải thích được nguyên nhân biến đổi khí hậu trong lịch sử, thì cũng khó mà giải thích được nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu thời hiện đại. Những nguyên nhân lịch sử gây ra biến đổi khí hậu trong quá khứ có thể vẫn đang tác động tới hiện tại. Nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta cần phải ứng xử với vấn đề này bằng sự khiêm tốn và sẵn sàng thừa nhận những hạn chế trong hiểu biết của chúng ta.

Nhà khoa học lỗi lạc Freeman Dyson, viện sỹ của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc Hoa Kỳ, hội viên của Hội Hoàng gia Anh cho rằng khoa học hiện đại chưa lý giải được sự biến đổi khí hậu:

“Điều có vấn đề nhất trong những niềm tin này là quan niệm cho rằng khoa học biến đổi khí hậu đã đạt được sự thống nhất và được nhận thức rõ. Những biến đổi lớn nhất về khí hậu trên trái đất diễn ra vào kỷ băng hà, bao phủ một nửa Bắc Mỹ và châu Âu với những lớp băng dày hàng ki-lô-mét. Kỷ băng hà đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ, còn chúng ta mới chỉ đang chuẩn bị bước vào một kỷ băng hà nữa. Một kỷ băng hà mới có thể là một thảm họa lớn hơn rất, rất nhiều so với những gì mà chúng ta lo sợ về hiện tượng nóng lên của khí hậu. Có rất nhiều thuyết về các kỷ băng hà, nhưng chưa có sự hiểu biết nào là thấu đáo. Chừng nào chúng ta còn chưa hiểu được kỷ băng hà thì chúng ta chưa thể hiểu được biến đổi khí hậu.” [4]

Do tính chất phức tạp của vấn đề khí hậu nên không thể tiến hành thí nghiệm và kiểm chứng lý thuyết trong điều kiện giới hạn ở phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học nghiên cứu khí hậu học hiện nay cũng chỉ dựa vào các mô hình khí hậu trên máy tính.

Báo cáo của IPCC kết luận con người là tác nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, song bằng chứng chủ chốt mà nó đưa ra để đi đến kết luận này lại lấy từ các mô hình mô phỏng biến đổi khí hậu. Những suy luận về nhiệt độ sẽ tăng lên bao nhiêu vào cuối thế kỷ 21 cũng là kết quả của những mô phỏng đó. Những hệ quả tai hại được dự báo là do biến đổi khí hậu gây ra cũng đều dựa trên sự suy luận từ những mô hình máy tính đó.

Tuy nhiên, các mô hình này đều có những hạn chế riêng, vậy mà nhiều nhà khoa học vẫn bảo lưu thái độ đối với độ tin cậy của chúng. Giáo sư Judith Curry cho rằng những tác nhân tự nhiên không được đưa vào mô hình biến đổi khí hậu lại có vai trò chủ đạo. [5] Trong một bài viết đăng trên “Tập san Hội Khí tượng học Mỹ” (Bulletin of American Meteorology Society), bà chỉ ra rằng IPCC gần như đã lờ đi những yếu tố không chắc chắn của các tính toán trong mô hình. [6]

Có thể do chưa hiểu biết đầy đủ về các quá trình then chốt trong biến đổi khí hậu, hoặc do khả năng xử lý của máy tính chưa hoàn thiện mà các mô hình khí hậu không thể phản ánh được thực tế một cách chân thực. Các nhà nghiên cứu đã vận dụng phương pháp tham số, mà phương pháp này đã đơn giản hóa mô hình khi sử dụng dữ liệu chưa đầy đủ cho các quá trình, chẳng hạn như quá trình hình thành mây (mà trong đó còn có tác động của hơi nước), quá trình tạo mưa, sự tương tác giữa mây và bức xạ mặt trời, các quá trình hóa học và vật lý của khí dung giao (hay aerosol, tức là những hạt nhỏ thể lỏng hoặc rắn trong bầu khí quyển) v.v. [7] Tất cả đều là những yếu tố không chắc chắn cho mô hình này.

Hơi nước là loại khí nhà kính có nhiều nhất, quan trọng nhất trong bầu khí quyển, nhưng vì nó có sự khác biệt lớn ở những thời điểm, địa điểm khác nhau, mà yếu tố không chắc chắn ứng với nó cũng lớn. [8] Ở độ cao khác nhau, hiệu ứng nhà kính của hơi nước cũng khác nhau, trong khi các thước đo mật độ hơi nước của vệ tinh lại theo phương thẳng đứng nên độ dung sai có thể lên đến 40%. [9]

Mây ở các tầng thấp của khí quyển có tác dụng làm lạnh rất mạnh do phản chiếu ánh sáng mặt trời, còn mây ti bán trong suốt ở các tầng cao hơn lại có tác dụng làm ấm. Một số khí dung giao (như vật chất từ một vụ phun trào núi lửa) lại cản ánh nắng và có tác dụng làm lạnh, trong khi một số khác (như thán khí) lại hấp thu bức xạ nhiệt và có tác dụng làm tăng nhiệt độ. Đồng thời, khí dung giao còn có tác dụng hình thành mây, gây hiệu ứng làm lạnh gián tiếp. Sự phân bố khí dung giao và mây theo không gian và khu vực địa lý, cũng như đặc tính quang học của chúng trên hành tinh này cũng có sự khác biệt lớn. Các nhân tố khác, như sự phát triển và chết đi của thực vật trên trái đất, cũng ảnh hưởng đến hiệu ứng albedo (tỷ suất phản chiếu bức xạ mặt trời của trái đất).

Có thể do dữ liệu quan trắc không đầy đủ, hoặc do trước mắt, các nhà khoa học chưa có sự hiểu biết đầy đủ về những quá trình này, nên việc sử dụng các tham số trong mô hình khí hậu có sự tự do (tùy ý) lớn, như vậy càng làm tăng tính không chắc chắn của các mô hình tính toán. Những yếu tố không chắc chắn này khiến người ta hoài nghi tính xác thực của các mô hình. Chẳng hạn, các loại khí nhà kính như khí carbonic (CO2) cho trái đất một lực bức xạ trực tiếp khoảng 2.5W/m2, [10] trong khi năng lượng bức xạ mặt trời mà trái đất tiếp thụ là khoảng 1.366W/m2. [11] Sự thay đổi tỷ suất albedo ở mức 2/1.000 này gây ra bởi yếu tố không chắc chắn khi lập mô hình mô phỏng tính bức xạ của mây hay khí dung giao cũng đã vượt xa cái gọi là tác động của khí nhà kính.

Nhà khoa học Willie Soon của Đại học Harvard và các nhà khoa học khác tin rằng các mô hình khí hậu không phù hợp để đưa ra dự báo về sự thay đổi của khí hậu trong tương lai. [12] Nhà vật lý học Dyson của Princeton gọi các tham số trong mô hình là “nhân tố tầm phào” (fudge factor) vì những nhân tố này có thể do con người tùy chỉnh. Ông cho rằng chúng ta có thể học được một số điều từ mô hình, nhưng không thể dùng nó để dự báo: “Như vậy, bạn có một công thức. … Nhưng nếu bạn sử dụng nó cho một loại khí hậu khác, khi bạn có gấp đôi lượng khí carbonic, thì không có gì đảm bảo kết quả cho ra là đúng. Không có cách nào kiểm chứng nó.” [13] Dyson cũng chỉ trích IPCC đã gần như phớt lờ vai trò của mặt trời trong hệ thống khí hậu. Ông cho rằng mặt trời mới là nhân tố chính quyết định sự biến đổi khí hậu, chứ không phải con người.

Bắt đầu từ năm 2002, nhà khoa học người Israel Nir J.Shaviv đã viết loạt bài viết, trong đó lập luận rằng căn cứ vào mối tương quan giữa phạm vi che phủ của mây quan sát được bằng vệ tinh và lượng bức xạ vũ trụ, thì kỷ băng hà xảy ra trên trái đất là có liên quan đến vũ trụ tuyến (cosmic rays). Ông cũng đồng thời cho biết, những thay đổi về bức xạ mặt trời cũng có tác dụng tương tự (nếu không muốn nói là lớn hơn nhiều) so với hoạt động của con người đối với sự tăng nhiệt độ bình quân của toàn trái đất trong thế kỷ 20. Ông cho rằng, khí nhà kính do con người thải ra có tác động rất nhỏ đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhỏ hơn nhiều so với nhận thức thông thường. [14]

Mặt khác, bản thân khí hậu cũng tồn tại những thay đổi nội tại, điều này vẫn chưa được nhận thức đầy đủ, từ đó có thể thấy các mô hình khí hậu máy tính không thể phản ánh chính xác những hiện tượng này. Các mô hình khí hậu hiện có không thể mô tả chính xác hiện tượng El nino, chứ chưa nói đến khả năng dự báo. [15] Kể từ khi nhiệt độ cao nhất trong kỷ Holocene cách đây khoảng 7.000-9000 năm, nhiệt độ toàn cầu đã hạ xuống 0.50C đến 10C, song các tính toán của mô hình lại cho kết quả tăng từ 0.50C đến 10C vào 11.000 năm trước. Thực tế là thành phần carbonic liên tục tăng lên trong 6.000-7.000 năm qua; điều đó cho thấy mô hình này chỉ nhạy cảm với hiệu ứng nóng lên của khí nhà kính. [16] Nói chung, trong các nhân tố có tác động đến sự thay đổi trong hệ thống khí hậu, các mô hình chỉ có thể phán ánh được hiệu ứng nóng lên do khí nhà kính gây ra, nhưng lại không phản ánh được chính xác hiện tượng lạnh đi do các nhân tố khác gây ra.

Ngoài ra, từ năm 1998 đến năm 2013, mức tăng nhiệt độ trong kết quả quan trắc gần như đứng yên. Năm 2013, Hans Von Storch, nhà khoa học khí hậu người Đức, giáo sư của Đại học Hamburg, cho biết: “Chúng ta đang đứng trước một ẩn đố. Lượng khí thải carbonic gần đây trên thực tế tăng cao hơn rất nhiều so với mức tăng mà chúng ta vẫn lo ngại. Do vậy, theo hầu hết các mô hình khí hậu, đáng lẽ chúng ta phải thấy nhiệt độ tăng lên 0,25 độ C (0,45 độ F) trong 10 năm qua. Song tình huống này lại không xảy ra. Trên thực tế, nhiệt độ trong 15 năm qua chỉ tăng có 0,06 độ C (0,11 độ F).” Storch cho rằng điều này cho thấy mô hình đã quá coi trọng tác động của khí carbonic, hoặc đã quá xem nhẹ tác động của những thay đổi tự nhiên đối với khí hậu. [17]

Các nhà khoa học còn có những quan điểm khác nhau về cách xem xét các quá trình nội tại của hệ thống khí hậu. Richard Lindzen của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ như đề cập trên đây cho rằng trong hệ thống khí hậu tồn tại cơ chế tự điều tiết, có thể giảm hiệu ứng nóng lên của khí nhà kính. Trong bài viết công bố năm 2001 của mình, ông đã chỉ ra rằng, căn cứ theo số liệu quan trắc, các đám mây ti ở tầng cao của vùng nhiệt đới (loại mây mà ánh nắng có thể xuyên qua, nhưng lại cản tia hồng ngoại thoát ra từ bề mặt và có hiệu ứng nhà kính) là tỷ lệ nghịch với nhiệt độ mặt nước biển, khi nhiệt độ tăng lên thì độ che phủ của mây lại giảm. Điều này cho phép bề mặt trái đất tản nhiệt ra ngoài bầu khí quyển của trái đất mà không bị cản trở bởi bức xạ hồng ngoại. Cơ chế tự điều tiết này tương tự như đồng tử mắt người (tự điều chỉnh theo độ phơi sáng) và triệt tiêu lượng lớn hiệu ứng nhà kính. [18] Lý luận này của Lindzen hiện vẫn đang được thảo luận.

Cựu nhà khoa học NASA Roy Spencer của Đại học Alabama đã tổng kết kết quả quan trắc bằng vệ tinh, đề xuất kiến giải khác về vai trò của độ che phủ của mây trong mô hình khí hậu. Ông chỉ ra rằng mô hình khí hậu hiện tại coi việc hình thành và tiêu tán của mây quan sát được là do tác động của nhiệt độ, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Chính sự thay đổi lượng mây đã làm thay đổi nhiệt độ, từ đó, có thể kết luận rằng hiệu ứng của khí nhà kính đối với sự nóng lên nhỏ hơn rất nhiều so với dự báo của các mô hình khí hậu hiện có. [19]

Các nhà khoa học có quan điểm khác nhau về cách luận giải dữ liệu khí tượng quan trắc được, cũng như độ tin cậy của dữ liệu. Tiến sỹ John Christy, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Khoa học Trái đất của Đại học Alabama, là một trong những tác giả hàng đầu của IPCC. Ông đã phân tích quá trình mở rộng đô thị và khai phá đất đai (như hoạt động nông nghiệp) đã gây xáo trộn như thế nào đối với lớp khí bề mặt (lớp biên khí quyển) ở khu vực đô thị gần đài quan trắc khí tượng. Việc gia tăng hoạt động của con người được cho là nguyên nhân khiến nhiệt độ mặt đất tăng lên.

Các ghi chép trong 100 năm qua đã cho thấy hiện tượng tăng nhiệt độ ở mặt đất, nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm tăng nhanh hơn nhiệt độ cao nhất vào ban ngày. Christy cho rằng việc mở rộng phạm vi hoạt động của con người trên mặt đất mới giải thích được hiện tượng này, chứ không phải là do khí nhà kính tăng lên. [20]

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tranh luận về các hiệu ứng sinh ra do khí hậu nóng lên. Chẳng hạn, năm 2014, David Russell Legates, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu của Đại học Delaware xác nhận tại Thượng nghị viện Hoa Kỳ rằng: “Kết luận khái quát của tôi là trong những thời kỳ lạnh giá, hạn hán ở Hoa Kỳ xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn. Do vậy, ghi chép lịch sử không ủng hộ tuyên bố rằng nóng lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động nông nghiệp.” [21]

William Happer, nguyên Phó Hiệu trưởng của Đại học Princeton từng chứng nhận tại Thượng nghị viện Hoa Kỳ rằng mức carbonic hiện nay là thấp nhất trong lịch sử, và nếu có lượng carbonic cao hơn thì sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho thực vật cũng như canh tác nông nghiệp — thực tế này đã bị IPCC lờ đi. Happer là người sáng lập mô hình khí hậu khi ông còn quản lý Văn phòng Nghiên cứu Năng lượng của Bộ Năng lượng vào những năm 1990. Ông cho rằng mức tăng nhiệt độ theo dự báo của các mô hình khí hậu hiện tại cao hơn nhiều so với mức tăng nhiệt độ quan trắc được, bởi vì mô hình này chú trọng quá nhiều vào tính dễ bốc hơi của hệ thống khí hậu. [22]

2.4 Vì sao các nhà khoa học chủ nghĩa bảo vệ môi trường đẩy mạnh tuyên truyền về thảm họa

Một nhà khoa học chủ chốt của IPCC từng nói: “Nếu muốn có một chính sách môi trường tốt trong tương lai, thì chúng ta sẽ phải có thảm họa. Cũng giống như an toàn giao thông công cộng thôi. Cách duy nhất khiến nhân loại hành động là khiến họ thấy nguy cơ gặp tai họa.” [23] Mặc dù sau đó, ông ta thanh minh rằng ông ta không chủ trương làm giả số liệu, nhưng thông điệp của ông ta rất rõ ràng: Thảm họa là động cơ chính dẫn đến hành động và hoạch định chính sách.

Liên hệ hiện tượng nóng lên toàn cầu với các loại hiện tượng thời tiết cực đoan đã trở thành một phương pháp phổ biến để phóng đại tính nghiêm trọng của vấn đề. Các giả thuyết khoa học phù hợp với trào lưu phổ biến này cũng liên tục xuất hiện.

Đầu năm 2014, Bắc Mỹ đã trải qua đợt rét cực đoan. Một thuyết suy đoán nguyên nhân gây ra mùa đông khắc nghiệt này là do hiện tượng ấm lên toàn cầu làm tan băng ở Bắc Cực, khiến đảo hướng của luồng khí quyển hẹp (jet stream). Vì thế mà khối khí cực lạnh từ Bắc Cực di chuyển về phía Nam, sinh ra thời tiết lạnh thường xuyên tiến về phía Nam. Giả thuyết lạ thường này nhận được sự ủng hộ của giới truyền thông và các nhà chủ nghĩa bảo vệ môi trường: Ngay cả thời tiết lạnh cực đoan cũng do sự nóng lên toàn cầu gây ra. Thực tế là, các ghi chép khí tượng học trong thời gian dài lại cho thấy những đợt rét cực đoan ở Bắc Mỹ đã ít đi, chứ không phải là nhiều lên.

Năm 2014, năm chuyên gia khí tượng kiệt xuất đã công bố một bức thư chung đăng trên tạp chí Science để làm sáng tỏ thực tế này. Họ chỉ ra rằng vào đầu những năm 1960, cuối những năm 1970 (đặc biệt là năm 1977), và năm 1983, khi lớp băng ở Bắc Cực còn dày hơn và rộng hơn nhiều so với hiện nay, nhưng thời tiết lạnh còn khắc nghiệt hơn mùa đông năm 2014. Điều có thể nói chắc chắn là, trong 50 đến 100 năm qua, những đợt rét cực đoan đã ít đi. [24]

John Wallace, giáo sư khoa học khí quyển chỉ ra rằng: “Việc xác lập mối liên hệ giữa các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu không dễ như người ta tưởng. Suy luận từ số liệu thống kê chính xác đến đâu phụ thuộc vào quy mô của đối tượng mẫu (sample size). … Ngay cả khi các số liệu thống kê này có sự liên quan rõ ràng, như trong trường hợp các đợt nóng, nếu đợt nóng càng cực đoan thì tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với các hiện tượng bất thường quan sát được lại càng nhỏ. Nếu như chúng ta hiểu rõ cơ chế liên hệ giữa hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu thì những hạn chế của quy mô đối tượng mẫu cũng không phải là vấn đề quá lớn. Đáng tiếc là chúng ta lại chưa có được sự hiểu biết đó.” [25]

Tháng 11/2017, Steven Koonin, nguyên Thứ trưởng phụ trách Khoa học của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, đã đăng một bài bình luận có tựa đề “Một báo cáo dối trá mới về khí hậu” (A Deceptive New Report on Climate) trên tạp chí The Wall Street Journal. Ông phê bình “Báo cáo Đặc biệt về Khoa học Khí hậu” (Climate Science Special Report) của Chính phủ Mỹ đã khiến tâm lý lo sợ thảm họa càng lớn khi lý giải lệch lạc về hiện tượng mực nước biển dâng cao. [26]

“Báo cáo Đặc biệt về Khoa học Khí hậu” chỉ ra rằng, từ năm 1993 đến nay, mực nước biển dâng lên với tốc độ gấp đôi so với những năm trước của thế kỷ 20. Song báo cáo này đã lờ đi thực tế rằng tốc độ mực nước biển dâng lên những năm gần đây là tương đương với đầu thế kỷ 20, mà ảnh hưởng của hoạt động của con người thời đó đối với môi trường là rất nhỏ. Bỏ qua điều này rất dễ gây hiểu sai. Mục tóm tắt khái quát của báo cáo này cho biết, từ giữa những năm 1960 đến nay, các đợt nóng ở Mỹ đã xuất hiện thường xuyên hơn. Tuy nhiên, những số liệu không được đưa vào báo cáo này lại cho thấy các đợt nóng hiện nay chẳng khác mấy so với những đợt nóng vào những năm 1900.

Thủ thuật này cũng xuất hiện trong báo cáo Đánh giá Khí hậu Quốc gia năm 2004 của chính phủ Mỹ, trong đó nhấn mạnh vào cường độ bão ngày một mạnh sau năm 1980, nhưng lại bỏ qua những ghi chép qua các giai đoạn dài hơn. Cục Quản lý Khí quyển và Hải dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ gần đây cho biết họ không tìm được bằng chứng nào cho thấy hoạt động của con người có tác động đến mức độ khốc liệt của bão. [27]

Thực ra, những đợt nóng xuất hiện thường xuyên nhất là vào những năm 1930, chứ không phải trong thế kỷ 21. Chỉ số đợt nóng của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho thấy trong những năm 1930, có bốn năm có chỉ số đợt nóng ở mức 0.45, trong khi với năm nóng nhất của thế kỷ 21 cho đến nay, chỉ số này mới chỉ ở mức khoảng 0.3. [28] Thế nhưng, lượng khí thải nhà kính trong những năm 1930 mới chỉ bằng 10% lượng khí thải nhà kính của thế kỷ 21. [29]

Giáo sư Mike Hulme, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Tyndall của Vương quốc Anh, cho biết: “Mấy năm qua, ở đất nước này đã xuất hiện một hiện tượng môi trường mới –– thảm họa biến đổi khí hậu. Có vẻ như nói “biến đổi khí hậu” thôi thì chưa đủ để thể hiện tính gay go, nên giờ phải thêm từ “thảm họa” vào để thu hút nhiều sự chú ý hơn. … Tại sao không chỉ là những người vận động bảo vệ môi trường, mà cả các chính trị gia và khoa học gia cũng công khai dùng những từ ngữ như hoang mang, khủng bố và thảm họa cho thực tế quan sát được rành rành về biến đổi khí hậu, mà cố tình lờ đi những lý giải tỉ mỉ xung quanh các dự đoán khoa học?” [30]

Nhà khoa học quá cố Stephen H.Schneider, từng là người ủng hộ giáo điều “đồng thuận” về thuyết khí hậu, từng là tác giả điều phối chính trong Tổ Công tác II phụ trách Báo cáo Đánh giá Thứ ba của Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC). Trong cuộc phỏng vấn năm 1989 với tạp chí Discover, ông cho biết: “Một mặt, là các nhà khoa học, chúng ta có nghĩa vụ đạo đức phải đi theo phương pháp khoa học. Mặt khác, chúng ta không chỉ là nhà khoa học, mà cũng là con người. Để làm được điều đó, chúng ta cần có sự ủng hộ rộng rãi để nắm bắt được trí tưởng tượng của công chúng. Đương nhiên, điều đó có nghĩa là phải có độ phủ lớn trên truyền thông. Vậy nên, chúng ta cần đưa ra những tình huống đáng sợ, những tuyên bố giản lược mà kịch tính, ít đề cập đến những nghi ngại mà chúng ta có thể có.” Ông cho rằng các nhà khoa học phải lựa chọn giữa “hiệu quả” và “trung thực”, mặc dù ông ta cũng nói rằng ông hy vọng có thể vẹn cả đôi đường. [31]

Có rất nhiều giả thuyết về khủng hoảng khí hậu. Đằng sau đó là những thế lực tà ác không chỉ muốn mở đường cho việc xây dựng một chính phủ toàn cầu, mà còn phá hoại đạo đức trong hoạt động nghiên cứu của giới khoa học. Khí hậu học là ngành non trẻ, mới có mấy chục năm lịch sử. Vậy mà những giả thuyết về nóng lên toàn cầu lại vội vã được coi là thực tế. Truyền thông thường đưa nóng lên toàn cầu vào các tít báo để che đậy những khiếm khuyết dưới cái mác khoa học. Các chính phủ đổ tiền vào nghiên cứu các giả thuyết nóng lên toàn cầu, trong khi lại gạt những phát hiện khác ra ngoài lề. Trong quá trình xác lập và củng cố giáo điều “đồng thuận”, chủ nghĩa cộng sản đã bộc lộ bản chất đấu tranh và thù hận của nó.

Trong khi các nhà khoa học xây dựng sự “đồng thuận” thì giới truyền thông và các chính trị gia gọi sự “đồng thuận” về thảm họa biến đổi khí hậu là “đã được khoa học chứng minh” và đem phổ biến ra khắp thế giới như một thứ học thuyết không được phép công kích. Lối tư duy về vấn đề này đã được thống nhất rộng rãi và đã gieo vào trong tâm con người những quan niệm đảo lộn giữa tốt và xấu.

Như đã đề cập trên đây, việc bác bỏ những tội ác của chủ nghĩa khủng bố sinh thái do Greenpeace ở Anh gây ra chính là dựa trên cái gọi là sự đồng thuận rằng khí thải nhà kính đang gây ra một thảm họa khí hậu. Không biết bao nhiêu quy định và chính sách dựa trên giáo điều này đang đẩy thế giới vào chỗ hỗn loạn. Hủy hoại “thế giới cũ” bằng mọi giá là sách lược căn bản của chủ nghĩa cộng sản. Những phương kế này đều là nhằm để đặt nền móng cho một giải pháp giả – đó là, xây dựng một chính phủ toàn cầu – để xử lý một cuộc khủng hoảng được thêu dệt nên với mục tiêu cứu lấy trái đất và nhân loại.

3. Chủ nghĩa bảo vệ môi trường: Một hình thái khác của chủ nghĩa cộng sản

Mấy chục năm qua, khi thế lực cộng sản thu mình ở ẩn, và khi các vấn đề về kinh tế, chính trị của các chính quyền cộng sản bị lộ ra, chủ nghĩa cộng sản đã bám cứng vào chủ nghĩa bảo vệ môi trường để tiếp tục thực hiện âm mưu của nó.

3.1 Thâm nhập chính trị: Xây dựng một chính phủ toàn cầu

Một thủ đoạn quan trọng mà chủ nghĩa cộng sản dùng để nắm quyền kiểm soát là dùng chính phủ để tước đoạt tự do và tài sản của con người, không ngừng bành trướng quyền lực của nhà nước. Điều này rất khó để thực hiện ở các quốc gia dân chủ phương Tây. Song, chủ nghĩa bảo vệ môi trường lại cho chủ nghĩa cộng sản một thứ vũ khí ma thuật, khiến con người chấp nhận bị tước đoạt đi quyền lợi của mình dưới danh nghĩa “bảo vệ môi trường”.

Thứ nhất, lợi dụng hình thái ý thức chủ nghĩa bảo vệ môi trường để phân phối lại tài sản. Các quốc gia cộng sản vốn thường dùng cách mạng để cưỡng chế phân phối lại tài sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng khó để có tiến hành theo cách này. Vì thế, những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường đã chọn dùng sách lược đường vòng, dùng danh nghĩa phòng tránh thảm họa môi trường toàn cầu khiến cho mọi người chủ động vứt bỏ tài sản tư hữu và tự do cá nhân. Một nhà tổ chức chiến dịch của nhóm Friends of the Earth (Những người bạn của Trái đất) tuyên bố “Hạt nhân của sách lược ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải là tái phân phối tài nguyên và tài sản.” [32] Một nhà tư tưởng bảo vệ môi trường nổi tiếng của Đại học Westminster từng phát biểu với một phóng viên rằng việc hạn chế lượng carbon “phải áp cho mọi người, cho dù họ có muốn hay không”, và rằng “mục tiêu dân chủ cũng không quan trọng bằng việc bảo vệ hành tinh này để các sinh vật trên hành tinh tránh khỏi bị diệt vong, kết thúc sự sống nơi đây.” [33]

Trong “trận chiến” chống biến đổi khí hậu, Anh là nước đầu tiên đề xuất khái niệm “phiếu định mức carbon cá nhân”. Một nhà khoa học người Anh xem đây là “giới thiệu một loại tiền tệ thứ hai, trong đó, mỗi người đều có định mức như nhau – khiến người ta phải mua lại tín dụng carbon từ người nghèo hơn để phân phối lại tài sản.” [34]

Những người từng sống tại Liên-Xô hay Trung Quốc dưới chế độ cộng sản có thể dễ dàng nhìn ra kiểu chia định mức carbon này là một phương thức khác để thiết lập chế độ cực quyền. Ở Trung Quốc đã có thời sử dụng tem phiếu lương thực để mua đồ thiết yếu như dầu ăn, ngũ cốc, vải… Loại phương thức này một mặt là phân phối lại tài sản, mặt khác đã ban cho chính phủ trung ương quyền kiểm soát tối cao đối với tài sản và quyền tự do.

Thứ hai, lợi dụng hình thái ý thức chủ nghĩa bảo vệ môi trường để hạn chế tự do cá nhân. Các nước phương Tây vốn tự hào vì có truyền thống tự do cá nhân, muốn khiến con người chủ động từ bỏ quyền tự do cá nhân, tiếp nhận rất nhiều hạn chế trong sinh hoạt cá nhân thì quả thực rất khó. Vì thế, tưởng tượng ra một thảm họa môi trường đã trở thành một phương tiện hữu hiệu để khiến mọi người từ bỏ tự do và quyền lợi. “Nóng lên toàn cầu” và “ngày tận thế của trái đất” liền trở thành khẩu hiệu tốt nhất của những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường. Liên minh Ý thức Carbon (Carbon Sense Coalition) có trụ sở tại Úc đã tổng hợp một danh sách các đề xuất dùng luật của nước này để cưỡng chế người dân điều chỉnh hành vi trên danh nghĩa giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu:

  • Cấm dùng bếp lò và lò sưởi
  • Cấm dùng đèn sợi đốt,
  • Cấm dùng nước đóng chai
  • Cấm xe riêng ở một số nơi
  • Cấm TV plasma
  • Cấm xây dựng sân bay mới
  • Cấm mở rộng sân bay hiện có
  • Cấm để thiết bị điện ở chế độ chờ
  • Cấm phát điện bằng đốt than đá
  • Cấm hệ thống nước nóng chạy bằng điện
  • Cấm lái xe đi hưởng kỳ nghỉ
  • Cấm kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài ba ngày
  • Thu thuế sinh con
  • Thu thuế xe ô tô loại lớn
  • Thu thuế bãi đỗ xe ở siêu thị
  • Thu thuế rác thải
  • Thu thế từ nhà ở thứ hai trở đi
  • Thu thế từ xe ô tô thứ hai trở đi
  • Thu thuế chuyến bay vào kỳ nghỉ
  • Thu thuế điện để trợ cấp cho điện năng lượng mặt trời
  • Thu thuế các cửa hàng trưng bày ô tô loại lớn
  • Thu thuế sinh thái đối với ô tô vào thành phố
  • Yêu cầu giấy phép lái xe riêng ra khỏi phạm vi thành phố
  • Hạn chế lựa chọn về thiết bị điện
  • Ban hành tín dụng carbon cho mỗi cá nhân
  • Quy định tiêu chuẩn hiệu suất nhiên liệu
  • Nghiên cứu phương thức giảm thiểu lượng khí metan do nai sừng tấm na uy thải ra
  • Bỏ vạch trắng kẻ trên đường để người lái xe đi cẩn thận hơn. [35]

Thứ ba, lợi dụng hình thái ý thức chủ nghĩa bảo vệ môi trường để khuếch đại quy mô và quyền hạn của chính phủ. Các quốc gia phương Tây không những có các cơ quan bảo vệ môi trường khổng lồ, mà còn lợi dụng cái cớ bảo vệ môi trường để thiết lập các cơ quan mới trong chính phủ, mở rộng quyền hạn của các cơ quan hiện hành. Cơ quan nào cũng có khuynh hướng duy trì và mở rộng bản thân, các cơ quan bảo vệ môi trường này cũng không ngoại lệ. Họ lạm dụng quyền lực trong tay để phát tán luận điệu thảm họa môi trường ra công chúng để có thêm nhiều kinh phí hành chính hơn và để củng cố vị trí của bản thân trong cơ cấu chính phủ. Người trả tiền cuối cùng lại chính là người nộp thuế.

Thành phố San Francisco, Mỹ đã dựng lên một vị trí quản lý khí hậu của thành phố với mức lương 160.000 USD/năm. Một trong những khu nghèo nhất của London là Tower Hamlets có tới 58 vị trí biên chế liên quan đến biến đổi khí hậu. [36] Điều này hết sức giống với cơ chế các trường đại học và các công ty thuê người cho vị trí cán bộ phụ trách “đa nguyên hóa”.

Thứ tư, lợi dụng chủ nghĩa bảo vệ môi trường để ám chỉ chế độ dân chủ đã lỗi thời và thúc đẩy việc kiến lập một chính phủ cực quyền đa quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường tuyên bố chế độ dân chủ không thể ứng phó với cuộc khủng hoảng môi trường sắp tới, mà để khắc phục những khó khăn sắp tới, chúng ta phải tiếp nhận các hình thái chính phủ cực quyền hoặc độc tài, hoặc tối thiểu là một số phương diện của những hình thái đó. [37]

Tác giả Janet Biehl đã tổng kết chính xác loại tâm thái này như sau: “Khủng hoảng sinh thái chỉ có thể được giải quyết thông qua các biện pháp cực quyền”, và “một dạng ‘độc tài sinh thái’là cần thiết”, [38] với lý do hiển nhiên là không một xã hội tự do nào tự nguyện thực hiện những gì mà “nghị trình xanh” yêu cầu.

Paul Ehrlich, một trong những người sáng lập chủ nghĩa bảo vệ môi trường, đã viết trong cuốn sách “Làm sao để sống sót – Kế hoạch giải cứu phi thuyền vũ trụ Trái Đất” (How to Be a Survivor: A Plan to Save Spaceship Earth) như sau:

(1) Các quốc gia phát triển cao và quốc gia kém phát triển đều phải có biện pháp kiểm soát dân số;

(2) Các quốc gia phát triển cao cần phải phát triển chậm lại;

(3) Các quốc gia kém phát triển cần phải trở thành bán phát triển;

(4) Phải xây dựng quy trình giám sát và điều tiết hệ thống thế giới để có thể liên tục duy trì trạng thái cân bằng tối ưu giữa dân số, tài nguyên và môi trường. [39]

Trên thực tế, ngoại trừ một chính phủ cực quyền toàn cầu, bất cứ chính phủ hay tổ chức nào cũng không thể có được quyền lực lớn đến vậy. Thực ra, điều này cũng bằng như lợi dụng danh nghĩa bảo vệ môi trường để cổ xúy cho việc kiến lập một chính phủ cực quyền toàn cầu.

Cuối cùng, các chương trình bảo vệ môi trường thể hiện rằng chế độ cộng sản là ưu việt và ca tụng chế độ cực quyền cộng sản. Do dân số gia tăng sẽ dẫn đến sử dụng càng nhiều tài nguyên, thải ra càng nhiều carbon và rác thải, nên những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường cổ xúy kiểm soát dân số, thậm chí là giảm dân số. Vì thế chính sách kế hoạch hóa gia đình của ĐCSTQ đã được những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường Phương Tây quảng bá.

Theo một báo cáo của Reuters, vì chính sách một con được thực thi từ đầu những năm 1980, nên chính quyền ĐCSTQ đã khống chế được dân số ở mức 1,3 tỷ; giả sử không có chính sách này thì dân số Trung Quốc có thể lên đến 1,6 tỷ người. Tác giả bài báo cho rằng chính sách của ĐCSTQ có tác dụng giảm lượng carbon trên toàn cầu. Song, bài báo này lại lờ đi việc hàng trăm triệu sinh linh bé bỏng đã bị giết và nỗi đau khó nguôi ngoai của gia đình của chúng.

Một trong những vấn đề lớn nhất tác động đến môi trường là ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm không khí, và ô nhiễm nguồn nước. Mô hình kinh tế của ĐCSTQ tiêu thụ năng lượng ở mức cực lớn, khiến Trung Quốc trở thành đất nước ô nhiễm nhất trên thế giới, với tình trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ở các thành phố lớn là tồi tệ nhất. Phần lớn sông ngòi ở Trung Quốc không còn an toàn để uống được nữa. Bão cát từ Trung Quốc đã vượt biển bay sang Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí vượt cả Thái Bình Dương sang Bờ Tây Hoa Kỳ.

Theo logic, các nhà bảo vệ môi trường chân chính đãng lẽ phải coi Trung Quốc là đối tượng chính mà chỉ trích, nhưng kỳ lạ thay, nhiều người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường lại tán tụng ĐCSTQ, thậm chí còn xem nó là hy vọng cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trang tin tức điện tử của Đảng Cộng sản Mỹ, có tên “Thế giới của Nhân dân” (People’s World), đăng tin dày đặc về môi trường. Luận điệu chính của các bài báo của nó là chính sách môi trường của chính quyền Tổng thống Trump sẽ hủy hoại nước Mỹ, thậm chí là toàn thế giới, còn ĐCSTQ là vị cứu tinh! [40]

Nguyên Tổng thống Czech Václav Klaus, một nhà kinh tế học, đã chỉ ra trong cuốn sách “Hành tinh xanh [blue] trong cái cùm xanh [green]: Đâu mới là điều đang bị đe dọa: Khí hậu hay tự do?” (Blue Planet in Green Shackles: What Is Endangered: Climate or Freedom?): “Chủ nghĩa bảo vệ môi trường là một phong trào nhằm triệt để thay đổi thế giới bất chấp hậu quả (thậm chí có thể đánh đổi bằng sinh mạng của con người và những hạn chế hà khắc đối với tự do cá nhân). Mưu đồ của nó là muốn thay đổi nhân loại, hành vi của con người, kết cấu xã hội, hệ thống giá trị –– tóm lại là tất cả mọi thứ!” [41]

Klaus cho rằng, thái độ của những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường đối với tự nhiên rất tương đồng với phương pháp tiếp cận kinh tế của những người theo chủ nghĩa Marx: “Cả hai đều nhằm mục đích thay thế sự phát triển tự do và tự nhiên của thế giới (và nhân loại) bằng cái gọi là kế hoạch hóa tập trung, tối ưu, hay – dùng từ mang tính thời thượng hiện nay là – hoạch định toàn cầu cho sự phát triển của thế giới. Cũng giống như chủ nghĩa cộng sản, phương pháp tiếp cận này là điều không tưởng (utopia) và sẽ dẫn đến kết cục hoàn toàn khác với mục tiêu đề ra ban đầu. Cũng như những thứ không tưởng khác, điều không tưởng này không bao giờ có thể thành hiện thực, những nỗ lực để hiện thực hóa nó chỉ có thể đạt được bằng cách hạn chế quyền tự do, bằng mệnh lệnh của một nhóm thiểu số có đặc quyền đối với đa số đại chúng.” [42]

“Hình thái ý thức này rao giảng về trái đất và tự nhiên, lấy khẩu hiệu bảo vệ trái đất và tự nhiên – tương tự như những người theo chủ nghĩa Marx cũ – mưu đồ thay thế tiến trình phát triển tự do và tự phát của nhân loại bằng kế hoạch hóa tập trung (nay gọi là toàn cầu) đối với toàn thế giới.” [43]

Vì những lý do này, Klaus kiên quyết phản đối những mưu đồ lợi dụng công cuộc bảo vệ môi trường hòng xây dựng một đại chính phủ quốc gia hay chính phủ toàn cầu để nô dịch đại chúng.

3.2 Đổ tội cho chủ nghĩa tư bản

Một trong những mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Còn chủ nghĩa bảo vệ môi trường lại coi chủ nghĩa tư bản là thiên địch phá hoại môi trường, vì thế chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa bảo vệ môi trường đã có chung một kẻ địch –– chủ nghĩa tư bản. Vì thế, sau khi phong trào công nhân của chủ nghĩa cộng sản ở các quốc gia phát triển phương Tây gặp khó khăn, nó liền chuyển sang lá cờ chủ nghĩa bảo vệ môi trường. Công cuộc vận động bảo vệ môi trường bình thường biến thành cuộc vận động đánh bại chủ nghĩa tư bản.

Lý luận của chủ nghĩa cộng sản ban đầu đã vẽ ra một xã hội không tưởng (utopia), một “thiên đường nhân gian”, nhằm kích động nổi dậy, lật đổ chế độ xã hội hiện tại. Chủ nghĩa cộng sản cũng dùng thủ pháp tương tự, lấy chủ nghĩa bảo vệ môi trường làm bình phong, nhưng viễn cảnh mà nó vẽ ra lại hoàn toàn ngược lại: không phải là một utopia tươi đẹp dành cho công nhân, mà là một distopia đáng sợ, một viễn cảnh về một “địa ngục trần gian”. Theo tình huống này, sau 100 năm nữa, do hiện tượng nóng lên toàn cầu, đâu đâu cũng có núi lở, hạn hán, sóng thần, lũ lụt, nóng bức, thì ngay cả nhân loại cũng phải đối mặt với nguy cơ sống còn.

Thành phần mục tiêu mà phong trào này chiêu mộ không phải là người nghèo, mà là những người giàu muốn giũ bỏ lối sống vốn có. Nhưng ai sẽ tự nguyện thay đổi cuộc sống thoải mái hay thói quen sinh hoạt đây? Cần phải có sự can thiệp của chính phủ. Một chính phủ thì đương nhiên không đủ sức, nên phải dựa vào Liên Hợp Quốc, nói cách khác là một chính phủ toàn cầu. Nếu như vậy vẫn chưa đủ để khơi dậy phong trào thì tuyên truyền mạnh hơn về cuộc khủng hoảng sinh thái sắp xảy ra, dấy lên nỗi sợ, hoang mang đủ mức để tác động đến dân chúng và chính phủ, khiến chính phủ phải cưỡng chế thực thi chính sách bảo vệ môi trường, từ đó đạt được mục đích tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và thực hành chủ nghĩa cộng sản.

Theo lý luận ban đầu của chủ nghĩa cộng sản, sau khi đoạt được chính quyền, đầu tiên phải cướp đoạt tài sản của người giàu dưới danh nghĩa tái phân phối tài sản cho người nghèo. Thực chất, người nghèo vẫn là người nghèo, còn tài sản đều nằm trong tay tham quan. Bước thứ hai là thiết lập nền kinh tế quốc doanh, xóa bỏ chế độ tư hữu. Điều đó sẽ hủy hoại nền kinh tế quốc dân, đẩy dân chúng vào cảnh lầm than.

Chúng ta hãy xem xét mục tiêu của chủ nghĩa bảo vệ môi trường. Thứ nhất, nó kêu gọi các nước giàu viện trợ cho các nước nghèo – tức là phân phối lại tài sản trên quy mô toàn cầu. Thực chất, nước nghèo vẫn nghèo, bởi số tiền viện trợ để giúp phát triển nước nghèo thường đều rơi vào tay quan chức tham nhũng của nó.

Thứ hai, chủ nghĩa bảo vệ môi trường chủ trương mở rộng chính phủ, thay thế cơ chế thị trường bằng nền kinh tế theo yêu cầu, dùng đủ loại chính sách bảo vệ môi trường hà khắc để kìm hãm hoạt động bình thường của chủ nghĩa tư bản, cưỡng chế nhà máy đóng cửa hoặc phải chuyển ra nước ngoài, khiến kinh tế trong nước suy kiệt. Bằng những phương thức nhắm vào thị trường này, chủ nghĩa bảo vệ môi trường muốn làm tê liệt chủ nghĩa tư bản. Về mặt này, chủ nghĩa bảo vệ môi trường quả thực rất giống với lý luận của chủ nghĩa cộng sản cổ điển. Nói thẳng ra là, chủ nghĩa bảo vệ môi trường chính là chủ nghĩa cộng sản với bộ mặt khác và là thứ tàn phá thế giới.

Trọng điểm của chủ nghĩa bảo vệ môi trường là gieo rắc nỗi sợ về thảm họa tương lai, dùng sự sợ hãi ấy để biến chính phủ và người dân thành con tin. Trong những người dốc sức tuyên truyền loại khủng hoảng tận thế này, nhiều người sống cuộc sống xa xỉ, tiêu tốn nhiều năng lượng và thải ra rất nhiều carbon. Có thể thấy tự bản thân họ cũng không cho rằng đại nạn sắp xảy ra.

Để lợi dụng tâm lý khủng hoảng, đặc biệt bằng cách lợi dụng “kẻ địch chung” là sự “nóng lên toàn cầu” để tập hợp các thế lực phản đối chủ nghĩa tư bản, những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường tất phải nhấn mạnh và thổi phồng bản chất của cái gọi là khủng hoảng.

Cách đơn giản nhất là tạo ra nỗi sợ cực lớn trên diện rộng đối với các nguồn năng lượng rẻ nhất –– các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt, và cả năng lượng hạt nhân. Từ hàng chục năm trước, các nhà bảo vệ môi trường đã thành công khi khiến con người sợ năng lượng hạt nhân, đến nay, họ lại tìm cách khiến con người sợ dùng nhiên liệu hóa thạch khi tuyên bố rằng nhiên liệu hóa thạch sẽ gây ra thảm họa nóng lên toàn cầu.

Các quy định bảo vệ môi trường hà khắc trở thành thủ đoạn quan trọng để chống lại chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là các nền kinh tế tư bản, và đã trở thành “sát thủ việc làm”. Các chương trình cổ động bảo vệ môi trường, kế hoạch năng lượng sạch, quy định mới về nhà máy điện, luật giao thông nghiêm ngặt hơn, Thỏa thuận Chung Paris, v.v., đều được thúc đẩy trên danh nghĩa ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, khoa học khí hậu vẫn chưa thể kết luận con người là tác nhân chủ yếu của sự nóng lên toàn cầu, hay nóng lên toàn cầu nhất định sẽ dẫn đến thảm họa. Nếu các nguyên nhân tự nhiên mới là tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, thì tất cả những chính sách chính phủ này chỉ gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế, chứ không có chút lợi ích nào đối với con người.

Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo vệ môi trường, người ta mù quáng dựng lên những định mức về khí thải xe hơi và cấm nhiều loại chất và hóa chất mà không dựa trên cơ sở khoa học nào. Như vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận, hệ quả là tỷ lệ thất nghiệp càng tăng cao và phải dịch chuyển việc làm sang các nước đang phát triển để hạ thấp chi phí sản xuất. Ngay cả những người ủng hộ chủ nghĩa bảo vệ môi trường cũng phải thừa nhận rằng nếu đến năm 2025 có thể tăng hiệu suất nhiên liệu của tất cả xe hơi lên mức 54.5 dặm/gallon (87.71km/gallon) thì tối đa cũng chỉ có thể khiến biên độ tăng nhiệt độ của khí hậu giảm bớt 0.02°C vào năm 2100, [44] Như vậy thì gần như không có tác dụng gì trong việc giảm hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, các loại hạn chế chưa có cơ sở rõ ràng lại khiến hàng triệu công nhân bị mất việc, gây thiệt hại nặng nề cho các ngành công nghiệp chế tạo, các cơ sở nghiên cứu, năng lượng mới, và năng lực cạnh tranh quốc tế của các quốc gia phương Tây.

Về cơ bản, những ngành công nghiệp xuất phát từ nhu cầu bảo vệ môi trường đều được chính phủ trợ cấp, chứ không đi theo nhu cầu thị trường. Trong tình trạng nghiên cứu còn chưa đạt được sự đột phá thực sự nào mà đã đưa sản phẩm vào sản xuất hàng loạt thì hết sức không thiết thực. Các công ty “xanh” này rất khó tồn tại, càng không nói đến khả năng thu hút thị trường việc làm. Với bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều công ty đã dịch chuyển ra nước ngoài, vì thế mà gây tổn thất cho đất nước của chính mình.

Những người vận động bảo vệ môi trường nhiệt tình ủng hộ năng lượng xanh, dấy lên một cuộc đại nhảy vọt về phát điện năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Đáng tiếc là, tình trạng ô nhiễm trong quá trình tạo ra năng lượng xanh lại bị coi nhẹ hoặc che giấu. Sản phẩm phụ silic clorua hóa trị 4 (SiCl4) sinh ra trong quá trình sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời là một loại chất cực độc. Một bài báo của Washington Post dẫn lời của Ren Bingyan, một giáo sự của Khoa Khoa học Vật liệu thuộc Đại học Công nghiệp Hà Bắc: “Vùng đất mà người ta đổ hay chôn những chất thải này sẽ bị cằn cỗi. Cây cỏ không thể sinh trưởng được nơi đó. … Nó giống như thuốc nổ –– độc hại, gây ô nhiễm. Con người vĩnh viễn không thể xử lý được nó”. [45]

Quá trình chế tạo pin năng lượng mặt trời cũng tiêu hao lượng lớn năng lượng thông thường, như than đá và dầu mỏ, như vậy cũng gây ô nhiễm. Công bằng mà nói, năng lượng xanh trong những trường hợp như thế càng khiến trái đất không xanh mà lại ô nhiễm hơn.

Theo Thỏa thuận Chung Paris, đến năm 2025, các quốc gia phát triển phải đóng góp 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các quốc gia đang phát triển cải tiến kết cấu năng lượng và công nghệ trong các ngành công nghiệp. Trong hơn 100 nước ký kết thỏa thuận này, riêng Hoa Kỳ đã phải chịu đến 75% chi phí hàng năm, tương đương khoảng 75 tỷ USD. Đồng thời, đến năm 2025, Hoa Kỳ lại phải giảm lượng khí thải nhà kính xuống ít nhất 26% đến 28% so với năm 2005, nghĩa là mỗi năm, Hoa Kỳ phải cắt giảm 1,6 tỷ tấn khí thải.

Còn với Trung Quốc, đất nước đã vượt qua Hoa Kỳ, trở thành quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, thì Thỏa thuận Chung Paris lại cho phép đến năm 2030 mới tính là đạt mức đỉnh khí thải carbonic. [46]

Trong một tuyên bố về Thỏa thuận Khí hậu Paris (Paris Climate Accord), Tổng Thống Trump đã chỉ ra: “Nếu tiếp tục tuân thủ các điều khoản của Thỏa thuận chung Paris và những hạn chế hà khắc về năng lượng mà nó đặt ra cho Hoa Kỳ thì theo thống kê của Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, đến năm 2025, Hoa Kỳ có thể mất đến 2,7 triệu việc làm. … Theo nghiên cứu này, đến năm 2040, việc tuân thủ các cam kết mà chính quyền tiền nhiệm đề ra sẽ dẫn đến sự sụt giảm sản lượng của những ngành công nghiệp sau: giấy giảm 12%; xi măng giảm 23%; sắt thép giảm 38%; than … giảm 86%; khí ga tự nhiên giảm 31%. Tổn thất đối với nền kinh tế khi đó sẽ là GDP giảm gần 3.000 tỷ USD và mất 6,5 triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, trong khi thu nhập bình quân hộ gia đình sẽ giảm 7.000 USD, thậm chí còn nhiều hơn thế nữa.” [47]

Với danh nghĩa bảo vệ môi trường, các nước cộng sản đã giành được ưu thế trong cuộc chiến với phương Tây. Những quy định pháp luật và hiệp định vô lý bóp nghẹt các ngành công nghiệp, kinh tế, và công nghệ ở các nước tư bản phương Tây. Điều đó kìm hãm Mỹ trong vai trò cảnh sát quốc tế và là thành trì cuối cùng của thế giới Phương Tây trong cuộc chiến với cộng sản.

Chúng tôi không phủ định rằng môi trường cần phải được bảo vệ. Nhưng, mục đích bảo vệ môi trường là vì con người, vốn là anh linh của vạn vật. Nhu cầu bảo vệ môi trường cần phải cân đối với nhu cầu của con người. Bảo vệ môi trường chỉ vì mục đích bảo vệ môi trường, đến mức dùng con người làm vật hy sinh thì đã là thái quá, là đã mắc mưu của chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa bảo vệ môi trường hiện nay không quan tâm đến sự cân bằng, mà đã trở thành một hình thái ý thức cực đoan. Chúng ta không hoài nghi rằng có rất nhiều người hoạt động bảo vệ môi trường là xuất phát từ nguyện vọng tốt đẹp. Nhưng trong quá trình huy động và tập trung tài nguyên của quốc gia nhằm đạt được mục đích của họ, họ đang tiến vào hàng ngũ của chủ nghĩa cộng sản.

3.3 Truyền thông áp chế những tiếng nói bất đồng

Tháng 6/2008, Chương trình Good Morning America của Đài ABC của Mỹ đã phát sóng một chương trình đặc biệt với hình thức hình dung về tương lai và dự đoán ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu đối với trái đất và con người trong 100 năm tới. Trong chương trình, một “chuyên gia” tuyên bố rằng năm 2015 mực nước biển sẽ dâng lên nhanh chóng, New York sẽ bị nước biển nhấn chìm. Một người được phỏng vấn phát biểu rằng đến khi đó sẽ có “một trận hỏa hoạn kéo dài đến hàng trăm dặm”, một gallon sữa bò có giá lên tới 12.9 USD; một gallon dầu có giá lên đến 9 USD. Luận điệu của họ cường điệu tới mức khiến một người dẫn chương trình không đừng được mà đặt câu hỏi nghi vấn liệu tất cả những điều này có thực sự có khả năng xảy ra không

Trên thực tế, có thể xảy ra hay không không phải là vấn đề chủ yếu mà giới truyền thông phải xem xét. “Ý thức thảm họa” là cây gậy chỉ huy của chủ nghĩa bảo vệ môi trường để khuấy động đại chúng, nhưng tính không chắc chắn và ý thức về thảm họa lại mâu thuẫn với nhau. Những điều khoa học chưa có kết luận cuối cùng làm sao có thể cho phép tạo thành cảm giác khủng hoảng trong đại chúng được? Vì thế, chủ nghĩa bảo vệ môi trường lấy cờ hiệu bảo vệ tương lai của toàn nhân loại để áp chế những tiếng nói bất đồng và đạt được sự đồng thuận trong công chúng dưới danh nghĩa “đồng thuận khoa học”.

Nhà kinh tế học người Đan Mạch Bjørn Lomborg, trong cuốn “Những nhà bảo vệ môi trường có thái độ hoài nghi: Đánh giá thực trạng của thế giới” (The Skeptical Environmentalist: Measuring the Real State of the World), đã viết rằng hiện tượng nóng lên của khí hậu là do hoạt động của con người tạo nên. Nhưng ông cho rằng khả năng thích ứng của con người và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ đẩy lùi thảm họa. Vì lập trường của ông có mâu thuẫn với giáo điều của nghủ nghĩa bảo vệ môi trường rằng biến đổi khí hậu là do con người gây ra nên sau đó, ông đã bị đả kích rất nhiều trong xã hội.

Chủ tịch Ủy ban Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc ví Lomborg như Hitler, Ủy ban Chống Gian lận Khoa học của Đan Mạch tiến hành thẩm định tác phẩm của Lomborg, rồi tuyên bố ông có sự “gian lận khoa học” (nhưng các điều tra của chính phủ sau đó đã chứng minh Lomborg vô tội). Những người phản đối ông mưu đồ lợi dụng phán quyết của Ủy ban Chống Gian lận Khoa học, để hạ bệ ông khỏi chức vụ Giám đốc Viện Nghiên cứu Đánh giá Môi trường Đan Mạch. Ở một ga tàu hỏa, mọi người thậm chí còn không muốn đứng cùng chỗ với Lomborg. Một người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường thậm chí còn úp bánh vào mặt ông. [48]

Trong cuốn “Cảnh báo ngớ ngẩn toàn cầu: Mẹ thiên nhiên đã lừa các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới như thế nào (The Great Global Warming Blunder: How Mother Nature Fooled the World’s Top Climate Scientists), Roy Spencer, nhà khí hậu học, cựu chuyên gia vệ tinh của NASA đã tổng kết 14 chiêu tuyên truyền mà những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường sử dụng, trong đó có tạo ra khủng hoảng, cậy nhờ quyền lực, lợi dụng tâm lý đám đông, hứa hẹn giành chiến thắng, công kích cá nhân, kích động tình cảm, biên tạo tin đồn v.v. [49]

Năm 2006, nhà báo người Anh Brendan O’Neill đã viết một bài tổng kết hiện tượng áp chế ngôn luận và tư tưởng đối với những người dám hoài nghi về thuyết biến đổi khí hậu xảy ra ở rất nhiều quốc gia bấy giờ. [50] Chẳng hạn, một nhà ngoại giao người Anh đã nói trong một bài phát biểu trước công chúng rằng truyền thông nên đối xử với những người hoài nghi về biến đổi khí hậu như với phần tử khủng bố, và không nên cho họ đất để phát biểu ý kiến.

O’Neill chỉ ra rằng, những người hoài nghi thuyết biến đổi khí hậu bị chụp mũ là “kẻ phủ nhận”. Trong đó có nhiều nhóm người, từ những người thừa nhận sự nóng lên của khí hậu nhưng cho rằng chúng ta có thể ứng phó, cho đến những người hoàn toàn phủ nhận nóng lên không phải là hiện tượng khoa học nào cả. Những từ này có tính sát thương rất lớn. Charles Jones, một giáo sư tiếng Anh đã về hưu của trường Đại học Edinburgh chỉ ra rằng, cái mũ “kẻ phủ nhận” này xếp những người có thái độ hoài nghi vào diện suy đồi đạo đức ngang hàng với những kẻ phủ nhận cuộc thảm sát người Do Thái của Hitler (Holocaust). Theo O’Neill, một số người thậm chí còn tuyên bố coi những người hoài nghi thuyết biến đổi khí hậu như tòng phạm của cuộc đại thảm sát sinh thái sắp xảy đến, tương lai họ có thể sẽ bị xét xử như phiên tòa Nuremberg. Một tác gia nổi tiếng của chủ nghĩa bảo vệ môi trường từng viết: “Cuối cùng, khi chúng ta có thái độ nghiêm túc về những cảnh báo toàn cầu, khi chúng thực sự tác động đến chúng ta, và khi cả thế giới đã dốc sức để giảm thiểu tổn thất, chúng ta cần phải tiến hành xét xử theo hình thức tội phạm chiến tranh đối với những tên khốn kia – kiểu như phiên tòa Nuremberg khí hậu.”

O’Neill bình luận trong bài viết của ông rằng: “Thông thường, chỉ có ở các quốc gia chuyên chế mới coi tư tưởng hay lời nói bằng như phạm tội, ở đó những kẻ độc tài nói về ‘tội tư tưởng’ và mối đe dọa của những tội đó đối với kết cấu xã hội. … Từ quy kết một nhóm người nào đó là ma quỷ, gọi ngôn ngữ của họ là nguy hiểm và độc hại, đến yêu cầu kiểm duyệt nhiều hơn, gắt gao hơn chỉ cách nhau một bước ngắn.” [51] Nhận định như vậy là đúng. Hạn chế quyền tư duy là một trong những thủ đoạn mà chủ nghĩa cộng sản dùng để thay thế giá trị phổ quát mà con người làm căn cứ để nhận định thiện ác.

Một giáo sư thiên văn học của Đại học Harvard đã công bố một luận văn luận bàn về vai trò của mặt trời đối với biến đổi khí hậu dựa trên những ghi chép về nhiệt độ của trái đất trong quá khứ. Luận văn của ông đã động chạm đến giáo điều rằng con người là căn nguyên gây ra biến đổi khí hậu, mà ông bị một trang web của chủ nghĩa bảo vệ môi trường nào đó dán nhãn là “kẻ giết người hàng loạt có chủ ý”, còn gọi những người bất đồng ý kiến khác là “tội phạm nguy hiểm”. [52]

Những ví dụ loại này nhiều vô số. Một quan chức cao cấp của một nhóm bảo vệ môi trường lớn đã cảnh cáo truyền thông phải cân nhắc kỹ trước khi đăng quan điểm của những người hoài nghi thuyết biến đổi khí hậu, bởi vì “để những tin tức sai lệch như thế lan rộng sẽ gây tác hại.” [53]

Ngoại trưởng Anh nói trong một bài phát biểu rằng, cũng giống các phần tử khủng bố không được xuất hiện trên truyền thông, những người hoài nghi thuyết nóng lên toàn cầu cũng không có quyền phát biểu ý kiến trên truyền thông. [54] Các chủ bút của các chuyên mục ở Úc đang bắt đầu xem xét khởi tố những “kẻ phủ nhận” biến đổi khí hậu với tội danh “tội phạm phản nhân loại”. Tại một hội nghị thượng đỉnh có sự tham gia của các chính trị gia chủ chốt của Úc, gồm cả Thủ tướng Úc, có một đề xuất về việc tước quyền công dân của những người vi phạm. Trong đó có một ý kiến là tái xét xuyệt tư cách công dân Úc, và chỉ những người chứng minh được bản thân là người “thân thiện với môi trường khí hậu” thì mới được tái cấp quyền công dân. [55]

Có người thậm chí còn muốn dùng pháp luật để dập tắt tiếng nói của những người phản đối giả thuyết nóng lên của khí hậu. Năm 2015, 20 chuyên gia học thuật đã gửi thư đến Tổng thống và Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, đề nghị dùng Đạo luật về Tổ chức Tham nhũng và Làm giàu bằng Tội ác (Racketeer Influenced and Corrupt Organizations Act) để điều tra những tổ chức và công ty có cách nhìn không đạt chuẩn đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Mong muốn thực sự của họ là dùng pháp luật để ngăn cấm tự do ngôn luận. [57]

Năm 2016, kiểm sát trưởng của một số bang bắt đầu hình thành một liên minh điều tra xem các ngành năng lượng truyền thống có làm lạc hướng các nhà đầu tư và đại chúng về “tác động của biến đổi khí hậu” hay không, và nếu có thì sẽ khởi tố. Quỹ Di sản (Heritage Foundation) chỉ ra rằng buộc tội và điều tra những người có cái nhìn bất đồng là vi phạm Tu chính án Thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ, thực ra là bóp nghẹt quyền biện luận đối với các chính sách công trọng yếu. [57]

3.4 Thao túng các nhóm “dân sự” để phát động cách mạng đường phố

Khởi phát các phong trào đại chúng là một trong những thủ đoạn của chủ nghĩa cộng sản nhằm lan rộng ảnh hưởng ra toàn quốc và trên khắp thế giới. Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường đã huy động đông đảo người để phát động các chiến dịch bảo vệ môi trường. Họ vận động hành lang, cưỡng chế các cơ quan chính phủ và các tổ chức của Liên Hợp Quốc để chế định và ép buộc thi hành những quy định pháp luật và hiệp định bất hợp lý. Họ thậm chí còn tạo ra các vụ bạo lực để bịt miệng đại chúng.

Nhân vật đại biểu cho cánh tả cấp tiến Saul Alinsky từng nói rõ rằng cần phải giấu mục đích thực sự của cuộc vận động và dùng mục tiêu cục bộ, mang tính tạm thời, có vẻ hợp lý, hoặc vô hại để huy động đông đảo người trên diện rộng hành động. Khi người ta đã thích ứng với kiểu vận động tương đối ôn hòa như thế này rồi, thì cũng khá dễ đưa họ đến mục tiêu cấp tiến hơn để hành động. “Nhớ kỹ: một khi đã tổ chức được quần chúng hành động về vấn đề nào đó đã có sự đồng thuận, như vấn đề ô nhiễm chẳng hạn, thì quần chúng có tổ chức đó liền bắt đầu hành động. Từ ô nhiễm đến ô nhiễm chính trị, rồi đến ô nhiễm Lầu Năm Góc chỉ còn là một bước nhỏ rất tự nhiên. [58]

Trong ngày Trái đất đầu tiên năm 1970, có hơn 20 triệu người Mỹ tham gia biểu tình đường phố với chủ đề Ngày Trái đất. Kiểm soát dân số đã trở thành biện pháp được chọn để ứng phó với sự suy thoái môi trường. Vào thời điểm đó rất nhiều tổ chức cánh tả ở Mỹ đã quyết định đến những nơi có nhiều người sinh sống. Họ tham gia vào các cuộc vận động bảo vệ môi trường, và chủ trương chủ nghĩa xã hội là một biện pháp hạn chế tăng trưởng dân số.

Các nhóm cánh tả muôn hình vạn trạng lợi dụng chủ nghĩa bảo vệ môi trường để hình thành hình thái ý thức, chuẩn bị tiến hành hành động đường phố để phát động cách mạng. Chẳng hạn, nếu một quốc gia có “phong trào khí hậu nhân dân” thì bạn có thể suy đoán nó là một sản phẩm của đảng cộng sản. Ở Mỹ, các tổ chức tham gia vào phong trào này có Đảng Cộng sản Mỹ, Chủ nghĩa Xã hội Hành động, Đảng Cộng sản Cách mạng Mỹ theo Chủ nghĩa Mao, Xã hội Sinh thái, Công nhân Xã hội Chủ nghĩa, Chủ nghĩa Xã hội Mới, Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ Mỹ, Chủ nghĩa Xã hội Tự do, v.v. Họ tổ chức cuộc Mít-tinh Khí hậu Nhân dân và Diễu hành Khí hậu Nhân dân. Biểu ngữ tại những cuộc mít-tinh này là “Thay đổi chế độ, chứ không thay đổi khí hậu”, “Chủ nghĩa tư bản đang giết chết chúng ta”, “Chủ nghĩa tư bản đang hủy hoại môi trường”, “Chủ nghĩa tư bản đang hủy hoại hành tinh”, “Chiến đấu vì một tương lai xã hội chủ nghĩa”. [59]

Những nhóm này diễu hành với một biển cờ đỏ ở rất nhiều thành phố lớn ở Mỹ, trong đó có Washington DC. [60] Khi ngày càng có nhiều nhân tố cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa làm lớn mạnh chủ nghĩa bảo vệ môi trường, thì công cuộc “hòa bình xanh” (green peace) cũng đang biến thành cách mạng đỏ.

3.5 Một tôn giáo mới của chủ nghĩa phản nhân loại

Không chỉ thao khống chủ nghĩa bảo vệ môi trường để vận động chính trị, chủ nghĩa cộng sản còn tác động để biến chủ nghĩa bảo vệ môi trường thành một loại tôn giáo mới, hơn nữa còn là một loại tà giáo phản nhân loại.

Michael Crichton, tác giả của “Công viên Kỷ Jura” (Jurassic Park) từng nói, chủ nghĩa bảo vệ môi trường là một trong những tôn giáo mạnh nhất ở các nước phương Tây ngày nay. Ông cho rằng, chủ nghĩa bảo vệ môi trường đã hội đủ đặc tính điển hình của một tôn giáo: “Có một khu vườn địa đàng nguyên sơ, một thiên đường, một nơi đầy ân điển và sự hợp nhất với thiên nhiên; có tình trạng từ ân điển đó mà suy đồi đến ô nhiễm do ăn những thứ từ cây tri thức, và vì hành động của chúng ta, sẽ có một ngày thẩm phán đợi chúng ta trước mắt. Chúng ta đều là những tội đồ năng lượng, đang đứng trước sự diệt vong, trừ khi chúng ta đi tìm sự cứu rỗi, sự cứu rỗi ấy nay được gọi là tính bền vững. Tính bền vững ấy là sự cứu rỗi trong nhà thờ môi trường.” [61]

Crichton cho rằng, toàn bộ tín điều của chủ nghĩa bảo vệ môi trường đều chỉ là vấn đề niềm tin: “Đó là vấn đề bạn sẽ trở thành kẻ có tội, hay được cứu; bạn có phải là một trong những người bên bờ được cứu rỗi, hay nằm trong số những kẻ bị hủy diệt; bạn có phải một trong chúng tôi, hay là một trong số bọn họ.” [62]

Cách nhìn này nhận được sự đồng tình của một số học giả. William Cronon, nhà sử học môi trường có ảnh hưởng ở Mỹ, cho rằng, chủ nghĩa bảo vệ môi trường là một loại tôn giáo mới, bởi vì nó đã đề xuất ra một bộ yêu cầu đạo đức phức tạp dùng để phán xét hành vi của nhân loại. [63]

Dyson, một nhà khoa học lừng danh, cũng là nhà cơ học lượng tử được dẫn lời bên trên, đã nói trong một bài báo năm 2008 có tựa đề “Cuộc đánh giá sách của New York” (New York Review of Books) như sau: Chủ nghĩa bảo vệ môi trường như “một tôn giáo thế tục toàn cầu” đã “thay thế chủ nghĩa xã hội, vốn là một tôn giáo thế tục hàng đầu”. Loại tôn giáo này cho rằng “làm hư hại hành tinh này bằng rác thải từ lối sống xa xỉ của chúng ta là một loại tội, và rằng con đường đúng đắn là sống đạm bạc hết mức có thể.” Ông giải thích thêm rằng, đạo đức của loại tôn giáo mới này “đang được dạy ở trường mẫu giáo, trường học và trường đại học trên khắp thế giới.” [64]

Nhiều người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường cũng không giấu giếm vấn đề này. Rajendra Pachauri, từng là người đứng đầu IPCC phải từ chức vì vụ bê bối quấy rối tình dục, đã nói trong thư từ chức rằng chủ nghĩa bảo vệ môi trường là “tôn giáo của tôi”. [65]

Khi chủ nghĩa bảo vệ môi trường ngày càng lộ ra bản chất của một hình thái ý thức, một tôn giáo, thì nó cũng ngày càng khó dung hòa với những quan điểm bất đồng. Nguyên Tổng thống Czech Klaus cho rằng, phong trào bảo vệ môi trường hiện nay được thúc đẩy bởi hình thái ý thức nhiều hơn là khoa học; biến thành một thứ gần như tôn giáo nhằm hủy hoại xã hội vốn có. Loại tôn giáo mới này cũng giống như chủ nghĩa cộng sản, đã vẽ nên bức tranh tuyệt hảo về một utopia có thể đạt được bằng cách dựa vào sự khôn ngoan của con người để quy hoạch môi trường tự nhiên và cứu rỗi thế giới. Nhưng loại “cứu thế” này lại dựa trên cơ sở phản đối nền văn minh hiện hữu. Chẳng hạn, chủ tịch Hội đồng Đại học Hòa bình (University for Peace) có liên kết với Liên Hợp Quốc, cũng là người thiết kế Nghị định thư Kyoto nói: “Chẳng phải hy vọng duy nhất của hành tinh này là sự sụp đổ của nền văn minh công nghiệp hóa sao?” [66]

Klaus khái quát quan điểm của ông như sau: “Nếu nghiêm túc xem xét cách lý giải của những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường, chúng ta sẽ phát hiện rằng đó là một hình thái ý thức phản nhân loại.” Ông đồng ý với nhà sinh học Ivan Brezina rằng chủ nghĩa bảo vệ môi trường không phải là đáp án lý trí và khoa học cho vấn đề khủng hoảng sinh thái, mà có thể tóm gọn lại là sự chối bỏ toàn bộ nền văn minh. [67]

Chủ nghĩa bảo vệ môi trường lợi dụng danh nghĩa bảo vệ môi trường để kích động thù hận giữa người với người khi công kích những người bất đồng ý kiến. Loại hận thù và cực đoan này đã biểu hiện rõ chủ nghĩa phản nhân loại cấp tiến. Nhà phê bình chính trị người Canada, Mark Steyn đã nói, theo những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường, “Bản thân chúng ta chính là sự ô nhiễm, và triệt sản là giải pháp. Cách tốt nhất để truyền lại cho thế hệ con cháu chúng ta một môi trường bền vững hơn là không có con nữa.” Ông đưa ra trường hợp của Toni Vernelli, một phụ nữ Anh, làm ví dụ. Cô ta đã phá thai và triệt sản vì tin rằng sinh con sẽ có hại cho môi trường. [68]

Kiểu tư duy này coi con người như kẻ đầu sỏ phá hoại tự nhiên. Nó đặt môi trường tự nhiên lên vị trí chí cao vô thượng, vượt xa khỏi vị trí thiêng liêng của con người, thậm chí bằng cách kiểm soát sự sinh sản của con người, tước đoạt cả quyền sống của con người. Loại quan điểm này không khác gì quan điểm của chủ nghĩa cộng sản, căn bản là một loại chủ nghĩa phản nhân loại. Thứ tôn giáo mới này đã thay thế cách nhìn nhận con người là anh linh của vạn vật trong tín ngưỡng truyền thống. Loại quan điểm kết hợp màu sắc tôn giáo, chủ nghĩa cực quyền, và cưỡng chế thống nhất tư tưởng này, cũng như cách mạng chống chủ nghĩa tư bản, không thể đảm bảo con người sẽ bảo vệ môi trường. Ngược lại, nó sẽ phá hủy nền văn minh hiện hữu, phá hủy tự do và trật tự vốn có, đồng thời tạo ra khủng hoảng và sự hỗn loạn trước nay chưa từng có, khiến nhân loại rơi vào con đường sai lạc. Đây mới là ý đồ thực sự của những tác động của chủ nghĩa đằng sau chủ nghĩa bảo vệ môi trường.

Lời kết: Kính Thần, khôi phục truyền thống là con đường thoát khỏi khủng hoảng môi trường

Thần đã sáng tạo ra con người, đồng thời cũng sáng tạo ra trái đất phồn vinh tươi đẹp cho con người. Đây là môi trường sinh sôi, tồn tại của nhân loại. Con người có quyền sử dụng, đồng thời có nghĩa vụ quý trọng tài nguyên trong tự nhiên, cũng như bảo vệ môi trường và vạn vật. Hàng nghìn năm qua, nhân loại đã khắc cốt ghi tâm lời răn mà Thần truyền lại từ xa xưa và sinh sống hài hòa với tự nhiên.

Vấn đề môi trường xuất hiện thời cận đại, suy cho cùng, là do tâm của con người trở nên xấu đi. Sự suy thoái về đạo đức lại bị khoa học kỹ thuật phóng đại hơn nữa. Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm chẳng qua là biểu hiện bên ngoài của thế giới nội tâm ô uế của nhân loại. Vì thế, muốn làm sạch hoàn cảnh môi trường ắt phải bắt đầu từ làm sạch nội tâm.

Ý thức bảo vệ môi trường xuất phát từ bản năng sinh tồn của nhân loại. Đây vốn là điều tự nhiên, và dễ hiểu, nhưng nó đã trở thành sơ hở để tà linh cộng sản thừa nước đục thả câu. Chủ nghĩa cộng sản đã lợi dụng để dấy lên nỗi hoang mang trên diện rộng, cổ xúy cho những giá trị quan biến dị, tước đoạt quyền tự do của con người, mưu đồ thành lập đại chính phủ, thậm chí là chính phủ toàn cầu. Vì kỳ vọng bảo vệ môi trường mà đi theo hình thức biến tướng này của chủ nghĩa cộng sản sẽ chỉ đẩy nhân loại vào chỗ bị nô dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa cộng sản đạt được mục đích của nó là hủy diệt nhân loại.

Việc giải quyết vấn đề môi trường không thể dựa vào vận động chính trị cưỡng chế, cũng không thể chỉ dựa vào khoa học kỹ thuật hiện đại. Để tìm lối thoát, chúng ta phải có sự hiểu biết sâu sắc hơn về vũ trụ, tự nhiên, và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, cũng như phải giữ gìn chuẩn mực đạo đức cao thượng. Khi nhân loại khôi phục truyền thống, nâng cao đạo đức, và tìm về con đường mà Thần đã đặt định, tự nhiên sẽ nhận được ân điển và trí huệ từ Thần. Non xanh nước biếc, hoa thơm chim hót sẽ quay trở lại bên những con dân của Thần. Trời cao trong xanh, càn khôn tươi sáng sẽ tồn tại cùng nhân loại đến muôn đời.


Chương mười sáu (Phần 1)Chương mười bảy

Tài liệu tham khảo

[1] Trúc Khả Trinh: Nghiên cứu sơ bộ về sự thay đổi khí hậu 5000 năm của Trung Quốc,Báo Khảo cổ học, Kỳ I, năm 1972, Trang168-189. [Tiếng Trung]

[2] Martin Durkin, The Great Global Warming Swindle (documentary film, 2007), Channel 4 (U.K.), March 8, 2007.

[3] Takuro Kobashi, et. al., “4 ± 1.5° C Abrupt Warming 11,270 Years Ago Identified From Trapped Air in Greenland Ice,” Earth and Planetary Science Letters 268 (2008): 397–407.

[4] Freeman Dyson, “Misunderstandings, Questionable Beliefs Mar Paris Climate Talks,” The Boston Globe, December 3, 2015. https://www.bostonglobe.com/opinion/2015/12/03/freeman-dyson-misunderstandings-questionable-beliefs-mar-paris-climate-talks/vG3oBrbmcZlv2m22DTNjMP/story.html.

[5] Scott Waldman, “Judith Curry Retires, Citing ‘Craziness’ of Climate Science,”E&E News, January 4, 2017, https://www.eenews.net/stories/1060047798.

[6] J. A. Curry and P. J. Webster, “Climate Science and the Uncertainty Monster,” Bulletin of American Meteorology Society 92, no. 12:1667–1682. https://journals.ametsoc.org/doi/pdf/10.1175/2011BAMS3139.1.

[7] IPCC, “Working Group I: The Physical Science Basis,”IPCC Fourth Assessment Report: Climate Change 2007. https://archive.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg1/en/ch8s8-2-1-3.html.

[8] Ibid, https://archive.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg1/en/faq-2-1.html.

[9] Mark W. Shephard et al., “Comparison of Tropospheric Emission Spectrometer Nadir Water Vapor Retrievals with in situ measurements,” Journal of Geophysical Research 113, no D15S24, doi:10.1029/2007JD008822.

[10] “Climate Change,” APS Physics, American Physical Society Web Page. https://www.aps.org/policy/reports/popa-reports/energy/climate.cfm.

[11] “Solar Constant,” Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/science/solar-constant.

[12] Willie Soon, et al., “Modeling Climatic Effects of Anthropogenic Carbon Dioxide Emissions: Unknowns and Uncertainties,”Climate Research 18 (2001): 259–275.

[13] Michael Lemonick, “Freeman Dyson Takes on the Climate Establishment,”Yale Environment 360, June 4, 2009. https://e360.yale.edu/features/freeman_dyson_takes_on_the_climate_establishment.

[14] Nir J. Shaviv, “Celestial Driver of Phanerozoic Climate?”Geological Society of America Today 13, no. 7: 4–10, July 2003. https://www.geosociety.org/gsatoday/archive/13/7/pdf/i1052-5173-13-7-4.pdf.

[15] J. Emile-Geay et al., “Links between Tropical Pacific Seasonal, Interannual and Orbital Variability during the Holocene,” Nature Geoscience 9 (2) (2016): 168–173.

[16] Zhengyu Liu et al., “The Holocene Temperature Conundrum,” PNAS 111, no. 34 (August 26, 2014).

[17] Hans von Storch, “Why Is Global Warming Stagnating?” Der Spiegel, June 20, 2013. http://www.spiegel.de/international/world/interview-hans-von-storch-on-problems-with-climate-change-models-a-906721.html.

[18] Richard S. Lindzen et. al., “Does the Earth Have an Adaptive Infrared Iris?,” Bulletin of the American Meteorological Society 82 (2001): 417–432, <0417:DTEHAA>2.3.CO;2 https://doi.org/10.1175/1520-0477(2001)082%3C0417:DTEHAA%3E2.3.CO;2.

[19] Roy Spencer and William D. Braswell, “Potential Biases in Feedback Diagnosis from Observational Data: A Simple Model Demonstration,”Journal of Climate, 21 (21): 5624–5628, November 1, 2008.

[20] John R. Christy, Written Report to Senate Commerce, Science and Transportation Committee, November 14, 2007. https://www.nsstc.uah.edu/users/john.christy/christy/ChristyJR_CST_071114_written.pdf.

[21] David Russell Legates, “Statement to the Environment and Public Works Committee

of the United States Senate,” U.S. Senate, July 3, 2014. https://www.epw.senate.gov/public/_cache/files/a/a/aa8f25be-f093-47b1-bb26-1eb4c4a23de2/01AFD79733D77F24A71FEF9DAFCCB056.6314witnesstestimonylegates.pdf.

[22] William Happer, “Data or Dogma? Promoting Open Inquiry in the Debate Over the Magnitude of Human Impact on Earth’s Climate,” Hearing of the U.S. Senate Subcommittee on Space, Science and Competitiveness (U.S. Senate Committee on Commerce, Science and Transportation), December 8, 2015. https://www.commerce.senate.gov/public/_cache/files/c8c53b68-253b-4234-a7cb-e4355a6edfa2/FA9830F15064FED0A5B28BA737D9985D.dr.-william-happer-testimony.pdf.

[23] Sir John Houghton, “Moral Outlook: Earthquake, Wind and Fire,”Sunday Telegraph, October 9, 1995.

[24] Jason Samenow, “Scientists: Don’t Make ‘Extreme Cold’ Centerpiece of Global Warming Argument,”The Washington Post, February 20, 2014. https://www.washingtonpost.com/news/capital-weather-gang/wp/2014/02/20/scientists-dont-make-extreme-cold-centerpiece-of-global-warming-discussions/?noredirect=on&utm_term=.3600e477f052.

[25] John Michael Wallace, “The Misplaced Emphasis on Extreme Weather in Environmental Threat Communication,” The Washington Post, March 14, 2014. https://www.washingtonpost.com/news/capital-weather-gang/wp/2014/03/14/the-misplaced-emphasis-on-extreme-weather-in-environmental-threat-communication/?utm_term=.bf84802d4613.

[26] Steven E. Koonin, “A Deceptive New Report on Climate,” The Wall Street Journal, November 2, 2017. https://www.wsj.com/articles/a-deceptive-new-report-on-climate-1509660882.

[27] Như trên.

[28] “Climate Change Indicators: High and Low Temperatures,” United States Environmental Protection Agency. https://www.epa.gov/climate-indicators/climate-change-indicators-high-and-low-temperatures.

[29] Judith A. Curry, “Statement to the Subcommittee on Space, Science and Competitiveness of the United States Senate,” Hearing on “Data or Dogma? Promoting Open Inquiry in the Debate Over the Magnitude of Human Impact on Climate Change,” December 8, 2015. https://curryja.files.wordpress.com/2015/12/curry-senate-testimony-2015.pdf.

[30] Mike Hulme, “Chaotic World of Climate Truth,” BBC, November 4, 2006. http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/6115644.stm.

[31] Roy W. Spencer, Climate Confusion: How Global Warming Leads to Bad Science, Pandering Politicians and Misguided Policies that Hurt the Poor (New York: Encounter Books, 2008), Chapter 5.

[32] Christopher C. Horner, Red Hot Lies: How Global Warming Alarmists Use Threats, Fraud, and Deception to Keep You Misinformed (Washington. D.C.: Regnery Publishing, 2008), 214.

[33] Horner, Red Hot Lies, 215.

[34] Horner, Red Hot Lies, 211.

[35] Horner, Red Hot Lies, 212–213.

[36] Horner, Red Hot Lies, 227.

[37] David Shearman and Joseph Wayne Smith, The Climate Change Challenge and the Failure of Democracy (Westport, Conn.: Praeger, 2007).

[38] Horner, Red Hot Lies, 219–220.

[39] Paul Ehrlich, as quoted in Václav Klaus, Blue Planet in Green Shackles: What Is Endangered: Climate or Freedom? (Washington, D.C.: Competitive Enterprise Institute, 2008), 14.

[40] John Bachtell, “China Builds an ‘Ecological Civilization’ While the World Burns,” People’s World, August 21, 2018. https://www.peoplesworld.org/article/china-builds-an-ecological-civilization-while-the-world-burns/.

[41] Klaus, Blue Planet in Green Shackles, 4.

[42] Klaus, Blue Planet in Green Shackles, 7–8.

[43] Klaus, Blue Planet in Green Shackles, 100.

[44] John Fund, “Rollback Obama’s CAFE Power Grab, Give Car Consumers Freedom,” National Review, May 23, 2018. https://www.nationalreview.com/corner/fuel-standards-cafe-epa-rolls-back/.

[45] Ariana Eunjung Cha, “Solar Energy Firms Leave Waste Behind in China,” The Washington Post, March 9, 2008. http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2008/03/08/AR2008030802595.html?referrer=emailarticle&noredirect=on.

[46] The Paris Agreement on Climate Change, Natural Resources Defense Council (NRDC), December 2015, IB: 15-11-Y. https://www.nrdc.org/sites/default/files/paris-climate-agreement-IB.pdf.

[47] Donald J. Trump, “Statement by President Trump on the Paris Climate Accord,” The White House, June 1, 2017. https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/statement-president-trump-paris-climate-accord/.

[48] Horner, Red Hot Lies, 117.

[49] Roy W. Spencer, The Great Global Warming Blunder: How Mother Nature Fooled the World’s Top Climate Scientists (New York: Encounter Books, 2010), 31.

[50] Brendan O’Neill, “A Climate of Censorship,” The Guardian, November 22, 2006. https://www.theguardian.com/commentisfree/2006/nov/22/aclimateofcensorship.

[51] O’Neill, “A Climate of Censorship.”

[52] Horner, Red Hot Lies, 64.

[53] O’Neill, “A Climate of Censorship.”

[54] Như trên.

[55] Horner, Red Hot Lies, 107.

[56] “Letter to President Obama, Attorney General Lynch, and OSTP Director Holdren,” September 1, 2015. http://web.archive.org/web/20150920110942/http:/www.iges.org/letter/LetterPresidentAG.pdf

[57] Hans von Spakovsky and Nicolas Loris, “The Climate Change Inquisition: An Abuse of Power that Offends the First Amendment and Threatens Informed Debate,” The Heritage Foundation, October 24, 2016. https://www.heritage.org/report/the-climate-change-inquisition-abuse-power-offends-the-first-amendment-and-threatens.

[58] Saul Alinsky, “Tactics,” Rules for Radicals: A Practical Primer for Realistic Radicals (New York: Vintage Books, 1971).

[59] “Climate Movement Drops Mask, Admits Communist Agenda,” PJ Media, September 23, 2014. https://pjmedia.com/zombie/2014/9/23/climate-movement-drops-mask-admits-communist-agenda/.

[60] “People’s Climate March: Thousands Rally to Denounce Trump’s Environmental Agenda,” The Guardian, April 29, 2017. https://www.theguardian.com/us-news/2017/apr/30/peoples-climate-march-thousands-rally-to-denounce-trumps-environmental-agenda.

[61] Michael Crichton, “Crichton: Environmentalism Is a Religion,” Hawaii Free Press, April 22, 2018. http://www.hawaiifreepress.com/ArticlesMain/tabid/56/ID/2818/Crichton-Environmentalism-is-a-religion.aspx.

[62] Như trên.

[63] Robert H. Nelson, “New Religion of Environmentalism,” Independent Institute, April 22, 2010. http://www.independent.org/news/article.asp?id=5081.

[64] Joel Garreau, “Environmentalism as Religion,” The New Atlantis, Summer 2010. https://www.thenewatlantis.com/docLib/20100914_TNA28Garreau.pdf.

[65] Damian Carrington, “IPCC Chair Rajendra Pachauri Resigns,” The Guardian, February 24, 2015. https://www.theguardian.com/environment/2015/feb/24/ipcc-chair-rajendra-pachauri-resigns.

[66] Michael Whitcraft, “A Lot of Hot Air: A Review of Václav Klaus’ Recent Book: Blue Planet in Green Shackles,” Free Republic, June 13, 2008. http://www.freerepublic.com/focus/f-news/2030948/posts.

[67] Vaclav Klaus. “An anti-human ideology.” Financial Post, October 20, 2010. https://business.financialpost.com/opinion/vaclav-klaus-an-anti-human-ideology.

[68] Mark Steyn. “Children? Not if you love the planet.” The Orange County Register, December 14, 2007. https://www.ocregister.com/2007/12/14/mark-steyn-children-not-if-you-love-the-planet.

中文正體