Chương 11: Nghệ thuật

Mục lục

1. Nghệ thuật là do Thần truyền cho con người

2. Ảnh hưởng to lớn của nghệ thuật đối với nhân loại

3. Chủ nghĩa cộng sản phá hoại và lợi dụng nghệ thuật như thế nào
3.1 Các quốc gia cộng sản lợi dụng và khống chế nghệ thuật như thế nào
3.2 Nhân tố cộng sản đằng sau nghệ thuật tiên phong
3.3 Coi xấu thành đẹp, đảo lộn quan niệm thẩm mỹ truyền thống
3.4 Lợi dụng văn học để hủy diệt nhân loại

Lời kết

Tài liệu tham khảo

****

1. Nghệ thuật là do Thần truyền cho con người

Nền văn minh nhân loại đã sáng tác ra vô vàn cuốn sách về cái đẹp chân chính. Những người tin vào Thần biết rằng, mọi thứ đẹp nhất đều đến từ Thiên quốc. Nghệ thuật cao thâm đều gắng sức mô phỏng và triển hiện vẻ đẹp nơi Thiên quốc tại cõi người. Có những từ vựng nghệ thuật bắt nguồn từ chính từ ngữ của Thần liên quan trực tiếp diễn biến mà ra.

Nếu như người nghệ sỹ ở một lĩnh vực nào đó có thể đắc được khải thị hoặc sự gia trì của Thần thì có thể trở thành người tài năng xuất chúng trong lĩnh vực đó.

Các bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng luôn giữ vững sự thành kính và niềm tin đối với Thần, dốc lòng dốc sức sáng tác những tác phẩm ca tụng Thần. Chính niệm và việc làm của họ có được sự khẳng định và gia trì của Thần. Các nghệ sỹ vào trung kỳ của thời Phục Hưng gồm có Da Vinci, Michelangelo, Raphael, đã nắm vững các kỹ pháp một cách thần kỳ, vượt rất xa thế hệ trước cũng như những người cùng thời. Các tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc của họ đã trở thành các tác phẩm kinh điển, bất hủ của nghệ thuật nhân loại.

Những tác phẩm này đã kiến lập nên khuôn thước đỉnh cao cho nhân loại suốt mấy trăm năm qua. Thưởng thức và tham chiếu những tác phẩm này không những có thể giúp những nghệ sỹ thế hệ sau học tập kỹ pháp nghệ thuật thuần chính, mà còn giúp dân chúng phổ thông thể nghiệm một cách chân thực sự quan tâm và chiếu cố của Thần đối với con người. Nếu những tác phẩm nghệ thuật ấy, thủ pháp và tinh thần truyền qua các nghệ sỹ được bảo tồn đầy đủ thì xã hội nhân loại có thể duy trì mối liên hệ với Thần. Như vậy, cho dù vào lúc toàn xã hội nhân loại trượt dốc thì vẫn còn hy vọng quay trở về con đường truyền thống và được cứu độ.

Âm nhạc cũng đồng dạng như vậy. Một nhà hát Opera ở Đức có câu như: “Bach đã cho chúng ta ngôn ngữ của Thượng đế, Mozart đã cho chúng ta tiếng cười của Thượng đế, Beethoven đã cho chúng ta ngọn lửa của Thượng đế, còn Thượng đế đã ban cho chúng ta âm nhạc, để chúng ta có thể cầu nguyện mà không cần dùng ngôn ngữ.” Johann Sebastian Bach cả đời coi việc kính ngưỡng, ca ngợi và cung phụng Thần là nguyên tắc sáng tạo tối cao. Trong tất cả những bản nhạc quan trọng của Bach, đều có thể nhìn thấy ba chữ cái SDG – từ viết tắt của câu tiếng La-tinh “Soli Deo Gloria”, nghĩa là “Vinh quang thuộc về Thượng đế”.

Đó là cảnh giới cao nhất của nghệ sỹ, cũng chính là sau khi nhận được khải thị của Thần, họ đem sự vật ở thế giới thiên quốc biểu hiện ra trong không gian vật chất của chúng ta. Trong lịch sử nhân loại, những bức hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất, những bản nhạc kiệt xuất nhất trong âm nhạc cổ điển, đều là do những người tin vào Thần sáng tác ra, và trở thành đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Nghệ thuật bao hàm ba nguyên tố quan trọng nhất, đó là mô phỏng, sáng tạo và truyền tải. Mọi sáng tác nghệ thuật đều mang một “chủ đề” nào đó, tức là thông điệp mà tác giả muốn biểu đạt, cho dù loại hình nghệ thuật đó là thi ca, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, tiểu thuyết, hý kịch, vũ đạo hay điện ảnh. Người nghệ sỹ truyền “chủ đề” này sang tâm của người đọc, người nghe hoặc người xem. Quá trình này chính là “truyền tải” – tức là để cho người đọc người xem tiếp thu tư tưởng của tác giả, cũng là mục đích sáng tác nghệ thuật.

Để đạt được mục đích truyền tải, nghệ sỹ cần có năng lực mô phỏng và biểu đạt cao siêu, mà đối tượng mô phỏng lại có thể là thế giới của Thần, nhân gian hoặc thế giới ma quỷ. Trên cơ sở “mô phỏng”, nghệ sỹ lại thêm vào sự “sáng tạo”, tinh lọc ra nguyên tố tinh tế, sâu sắc hơn của đối tượng mô phỏng, nâng cao sức biểu đạt hay năng lực truyền tải của người nghệ sỹ. Nếu như người nghệ sỹ có sự thành kính, chính tín vào Thần và có đạo đức cao thượng thì sẽ được Thần ban cho linh cảm sáng tác. Tác phẩm mà anh ta sáng tác ra là có Thần tính, thuần chính, thiện lương – đối với bản thân người đó, khán giả và xã hội đều có lợi ích.

Ngược lại, khi người nghệ sỹ mất đi đạo đức, phóng túng ma tính của bản thân, thì những nhân tố bất hảo sẽ có thể thừa cơ tác động, lợi dụng người đó để miêu tả những hiện tượng xấu xí, dơ bẩn, thậm chí là những biểu hiện thế giới của linh thể tầng thấp, ma quỷ. Loại tác phẩm này, đối với người sáng tác và xã hội, đều có hại.

Hiểu được điểm này, chúng ta không khó lý giải giá trị của nghệ thuật truyền thống chính thống. Văn hóa nghệ thuật thần truyền Đông Tây phương là đường thông đạo kết nối văn minh nhân loại với Thần. Điều được truyền tải là những thông điệp về cái đẹp, cái thiện, quang minh và hy vọng. Còn các loại nghệ thuật biến dị mà ma quỷ thao túng con người sáng tác ra lại là khiến cho con người rời xa Thần và tiến gần hơn đến ma quỷ.

2. Ảnh hưởng to lớn của nghệ thuật đối với nhân loại

Tác phẩm nghệ thuật vĩ đại có tác dụng truyền thừa văn minh, trau dồi đạo đức, truyền bá tri thức, hun đúc tình cảm. Trong các nền văn minh lớn của Đông Tây phương, những tác phẩm như thế đều có địa vị cao quý.

Pythagoras (Pi-ta-go), nhà toán học, triết gia Hy Lạp cổ đại, cho rằng, sự huyền bí của âm nhạc nằm ở chỗ mô phỏng số hòa âm mà thiên thể biểu hiện ra, từ đó phản ánh ra quy luật hài hòa của vũ trụ. Người Trung Quốc cũng có quan điểm tương tự. Trong “Sử ký luật thư” và “Nhạc thư” đều bàn về sự đối ứng giữa âm nhạc và ngũ hành, cho đến phương pháp chế tác các loại nhạc cụ, có thể biểu đạt và mô phỏng số Thiên Địa. Chỉ có như vậy mới có thể khiến âm nhạc đạt đến sự hài hòa với Thiên Địa – tức là, âm nhạc vĩ đại và thiên địa phải có sự tương hòa. [1] Nhạc như vậy không chỉ có thể nghênh đón được các thần điểu như tiên hạc, phượng hoàng, mà còn có thể thỉnh mời được Thần Tiên.

Khổng Tử từng nói “Văn vẻ rực rỡ thay, ta theo nhà Chu” [2], là bởi vì Khổng Tử sùng bái Chu Công lấy lễ nhạc trị quốc. “Vua Thuấn tạo ra ngũ huyền cầm, ca bài thơ Nam phong mà Thiên hạ trị”, cũng thuyết minh cho tác dụng giáo hóa của âm nhạc thuần chính đối với con người. [3]

“Tần Vương phá trận nhạc” của Đường Thái Tông Lý Thế Dân uy phục tứ bề, trong “Tân Đường thư” có ghi chép, khi Huyền Trang sang Tây Thiên lấy kinh, Giới Nhật Vương Thi La Dật Đa của Trung Thiên Trúc nói với Huyền Trang: “Vị quân vương của nước các vị là một thánh nhân, đã làm ra ‘Tần Vương phá trận nhạc’.” [4]

Hoàng gia nước Pháp thời đại Vua Louis XIV, thông qua khiêu vũ và nghệ thuật, đã triển hiện sự ưu nhã và quy phạm công dân. Khiêu vũ không chỉ là kỹ thuật về động tác, mà còn là lễ nghi xã giao và quy tắc ứng xử. Vua Louis XIV dùng nghệ thuật và văn hóa để cảm hóa Châu Âu, khiến Châu Âu và các hoàng gia khác noi theo.

Frederick Đại đế của nước Phổ không chỉ là vị vua kiệt xuất, mà còn là một nhà âm nhạc tài năng, vừa sáng tác vừa diễn tấu sáo. Ông hạ lệnh xây dựng Nhà hát Opera Berlin, đích thân làm chỉ huy ca kịch, và mở cho nhiều giai tầng xã hội đến tiếp xúc với opera. Cho đến hôm nay, opera đã trở thành bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc Đức. Từ mấy ví dụ nói trên có thể thấy nghệ thuật chính thống có ảnh hưởng lâu dài và sức cuốn hút thế nào trong xã hội.

Nghệ thuật chính thống phù hợp với tự nhiên hay phép tắc của vũ trụ, noi theo trí huệ của Thần, có mang theo tác dụng và năng lượng đặc thù, đối với thân thể và tinh thần của con người thì đều có ảnh hưởng chính diện to lớn. Khi sáng tác nghệ thuật chính thống, các nghệ sỹ không những phải vận dụng thân thể, kỹ thuật, mà còn phải hòa quyện tinh thần, phải có sự câu thông giữa linh hồn và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật. Những nghệ sỹ như vậy thường có trải nghiệm về một lực lượng cao tầng vượt khỏi thế giới vật chất này. Ví như khi hát những bài hát ca tụng Thần thì sự trang nghiêm, cung kính ấy cũng mang lại thể nghiệm về sự huy hoàng, mỹ hảo của Thần, khó có thể miêu tả bằng bút mực.

Còn đối với người thưởng thức nghệ thuật mà nói, nghệ thuật trở thành tải thể đặc thù có thể nối thông đến Thần, đằng sau cô đọng rất nhiều trí tuệ, sáng tạo và linh cảm của con người, thông thường có nội hàm thâm sâu, siêu việt khỏi bề mặt. Có tác phẩm thậm chí truyền tải năng lượng tinh thần đặc biệt. Những điều này đều có thể khởi tác dụng độc đáo đối với con người ở tầng diện linh tính và tinh thần, mà loại tác dụng này thì các biện pháp vật chất khác không cách nào thay thế được.

Về phương diện ảnh hưởng đến đạo đức tinh thần xã hội, một nghệ sỹ giỏi có thể thông qua câu chuyện làm lay động lòng người mà rót những giá trị trừu tượng vào trong tâm người ta. Ngay cả một người không có học vấn cao thâm, chưa trải qua sự giáo dục tốt cũng có thể được khai mở tâm linh, lĩnh hội bài học đạo đức qua những gì nghệ thuật truyền thống truyền tải. Trong xã hội truyền thống, người phương Tây có thể nhận thức được biết bao nhiêu về thị phi thiện ác qua những câu chuyện cổ tích dân gian như “Nàng tiên cá”, “Bạch Tuyết”; người Trung Quốc lĩnh hội được biết bao nhiêu từ tứ đại danh tác, truyện dân gian, hý kịch? Còn những tác phẩm triển hiện thế giới thiên quốc kia, những đạo lý dành cho con người càng khiến con người cảm thụ được sự vĩ đại của Thần, tâm sinh ra nguyện vọng quy y hướng về phía Thần.

Những giá trị bại hoại cũng có thể thông qua nghệ thuật mà bất tri bất giác ảnh hưởng đến con người. Giáo sư Robert McKee viết trong cuốn sách “Câu chuyện”: “Mỗi một câu chuyện hữu hiệu đều sẽ truyền cho chúng ta một ý tưởng, thực ra là mang cái tư tưởng đó vào trong chúng ta, khiến chúng ta phải tin. Thực ra, sức thuyết phục của một câu chuyện lớn đến nỗi cho dù chúng ta thấy nó phản cảm về mặt đạo đức, chúng ta vẫn có khả năng sẽ tin vào giá trị mà nó truyền tải.” [5]

Nghệ thuật về cả hai phương diện chính và phản đều có thể ảnh hưởng to lớn đến giá trị đạo đức, tư tưởng và hành vi của nhân loại. Nói vậy cũng không phải là cường điệu. Trong xã hội chúng ta hiện nay, vẫn có thể tìm được rất nhiều ví dụ cụ thể.

Chẳng hạn, “Hiệu ứng Mozart” đã gây được chú ý trên phạm vi toàn thế giới. Giới khoa học đã khai triển rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng chính diện của âm nhạc Mozart đối với con người và động vật. Năm 2016, một nghiên cứu sâu hơn về hiệu ứng Mozart đã phát hiện, âm nhạc của Mozart có tác động tích cực đối với chức năng nhận biết và hành vi của con người. Điều khiến người ta kinh ngạc là, phát ngược nhạc Mozart thì tác dụng gây ra là hoàn toàn tương phản. Còn âm nhạc vô điệu tính của Arnold Schoenberg đối với con người thì gây ra tác dụng hết sức tương tự với nhạc Mozart phát ngược, nghĩa là gây ảnh hưởng tiêu cực. [6]

So với âm nhạc vô điệu tính, tác dụng phụ diện của rock & roll còn lớn hơn nữa. Một nhà nghiên cứu từng tổng hợp dữ liệu của hai thành phố tương tự nhau: thành phố phát sóng truyền hình, truyền thanh với lượng lớn các bản nhạc rock & roll thì số trường hợp có con trước hôn nhân, bỏ học, thanh thiếu niên tử vong, phạm tội… cao hơn 50% so với thành phố phát nhạc bình thường. [7] Có loại nhạc rock & roll còn coi tự sát là điều hợp lý. “Giai điệu đen tối và ca từ gây ức chế của nó đương nhiên có thể được xem là một hình thức cổ động việc tự sát, hơn nữa người trẻ tuổi nghe nhạc rock & roll nhiều rồi đi tự sát đã là một hiện thực không thể chối cãi”. [8] Thanh thiếu niên nghe nhạc rock & roll rồi tự sát theo cách chết miêu tả trong ca từ cũng không ít. Những tay nhạc rock & roll rơi vào trầm cảm, lạm dụng ma tuý, thậm chí tự sát cũng là một hiện tượng phổ biến. 

Một ví dụ phụ diện khác mà nhiều người biết đến là bộ phim chủ nghĩa dân tộc của Đức quốc xã “Khúc khải hoàn của ý chí” (Triumph of the Will). Mặc dù đạo diễn Leni Riefenstahl bào chữa rằng đó là bà làm phim tài liệu, nhưng bộ phim tuyên truyền này có thủ pháp nghệ thuật cao siêu. Bộ phim đưa ra những cảnh tượng hoành tráng về sức mạnh, khiến khán giả đồng cảm với năng lượng và tinh thần đằng sau đó. Nhiều thủ pháp, kỹ xảo quay và chỉnh sửa của nó đã ảnh hưởng đến điện ảnh tới vài thập kỷ sau này. Dẫu sao, bộ phim này cũng đã khởi tác dụng tuyên truyền to lớn cho Hitler và Đức quốc xã, và được coi là một trong những bộ phim tuyên truyền thành công nhất trong lịch sử. Năm 2003, tờ báo Độc lập (The Independent) của Anh bình luận: “’Khúc khải hoàn của ý chí’ đã khiến nhiều người thông thái say mê, khiến họ ngưỡng mộ thay vì khinh miệt, và đương nhiên, nó đã giành được tình hữu nghị với nhiều nước và có được đồng minh trên khắp thế giới.” [8]

Hiểu được sức mạnh to lớn của nghệ thuật, có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn nữa tầm quan trọng của nghệ thuật truyền thống và tại sao ma quỷ lại muốn làm biến dị và phá hoại nghệ thuật nhân loại.

3. Chủ nghĩa cộng sản phá hoại và lợi dụng nghệ thuật như thế nào

Vì nghệ thuật có tác dụng to lớn đối với việc cải biến xã hội nên chủ nghĩa cộng sản muốn lợi dụng và khống chế nghệ thuật để trở thành thủ đoạn quan trọng cho “kỹ nghệ cải tạo xã hội”, điểm này không có gì là kỳ lạ.

3.1 Các quốc gia cộng sản lợi dụng và khống chế nghệ thuật như thế nào

Đảng cộng sản ở các nước biết rõ sức mạnh của nghệ thuật, coi nghệ thuật là phương thức tẩy não con người, và biến mọi hình thức nghệ thuật thành công cụ tẩy não. Rất nhiều người cười nhạo việc Trung Cộng có tướng quân đội là ca sỹ, diễn viên diễn tiểu phẩm. Họ cho rằng những người này chưa hề trải qua huấn luyện quân sự cũng chưa từng cầm súng, chỉ huy chiến tranh thì làm sao xứng là tướng lĩnh? Nhưng trên thực tế, Trung Cộng cho rằng những người này, đối với việc thúc đẩy và bảo vệ tà giáo cộng sản, có vai trò quan trọng không kém gì quân nhân đã qua huấn luyện – có khi còn trọng yếu hơn. Từ ý nghĩa này mà nói thì trao cho họ quân hàm cũng là phù hợp với nguyên tắc của đảng cộng sản. Như Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta cần phải có đội quân có văn hóa, đó là một nhánh quân ắt không thể thiếu để đoàn kết chúng ta lại và chiến thắng kẻ thù.” [10]

Diễn xuất văn nghệ của quốc gia cộng sản được sáng tác để khiến người dân quên đi những đau khổ dưới sự thống trị của đảng cộng sản, bồi dưỡng lòng trung thành với đảng cộng sản. Loại tuyên truyền và tẩy não đối nội, đối ngoại này – còn được gọi là “công tác tư tưởng” – khởi được tác dụng mà quân đội không cách nào khởi được.

Màn khai mạc hoành tráng Olympics Bắc Kinh mà Trung Cộng đã tiêu một lượng tiền khổng lồ từ tiền thuế của dân, màn đồng diễn ca múa quy mô lớn “Arirang” của Triều Tiên, đoàn vũ ba lê của Liên Xô cũ, cũng đều là để phục vụ cho nhu cầu của đảng. Tháng 9/2011, tại Trung tâm Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington của Mỹ, Bộ Văn hóa Trung Cộng đã tổ chức một tiết mục văn hóa Trung Quốc có tên là “Trung Quốc: Quốc gia nghệ thuật”, ngang nhiên đem lên vũ đài quốc tế vở kịch ba lê mẫu kinh điển đầy thù hận giai cấp và cách mạng bạo lực cộng sản là “Hồng sắc nương tử quân” để “tẩy não” người nước ngoài.

Nếu như nghệ thuật chính thống tiếp cận với Thần và hoằng dương giá trị truyền thống của nhân loại đồng thời tồn tại với loại nghệ thuật của đảng cộng sản dùng để tẩy não dân chúng, thì nghệ thuật của đảng sẽ lộ diện và mất đi công hiệu tẩy não, thậm chí không cách nào tồn tại được. Đó chính là lý do vì sao tất cả các quốc gia đảng cộng sản đều có chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với nghệ thuật và ngành xuất bản.

3.2 Nhân tố cộng sản đằng sau nghệ thuật tiên phong

Mấy thế kỷ qua, nghệ thuật cổ điển được tương truyền từ thế hệ này sang thế hệ. Truyền thống này kéo dài cho đến đầu thế kỷ 20 thì đột ngột ngừng lại. Sự truyền thừa nghệ thuật bị các loại “chủ nghĩa” tiên phong của phái cấp tiến nối tiếp nhau thay thế, nghệ thuật nhanh chóng đi về phía biến dị. Như nghệ sỹ Robert Florczak từng nói: “Sự sâu sắc, khích lệ lòng người và cái đẹp đã bị những thứ mới mẻ, xa lạ và xấu xí thay thế. Tiêu chuẩn hạ thấp đến mức không còn tiêu chuẩn gì nữa. Tất cả những gì còn lại chỉ là sự thể hiện cái tôi méo mó.” [11] Như thế, nhân loại đã mất đi giá trị phổ quát về thẩm mỹ.

Nguồn gốc của tất cả những “chủ nghĩa” hoặc phong trào nghệ thuật mới này đều có quan hệ mật thiết với trào lưu tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, rất nhiều nghệ sỹ hoặc là đảng viên cộng sản, hoặc là người theo chủ nghĩa cộng sản biến thể, hoặc là người chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng đó.

Georg Lukacs, Ủy viên văn hóa Hungary của quốc tế cộng sản, người sáng lập chủ nghĩa Marx ở phương Tây đã sáng lâp ra phái Frankfurt – chủ nghĩa Marx phương Tây. Một trong những nhiệm vụ của nó là kiến lập ra “loại hình văn hóa mới” bằng cách ruồng bỏ văn hóa truyền thống. Loại hình văn hóa này ắt phải bài trừ nghệ thuật mô phỏng Thần. Khi Herbert Marcuse, người theo chủ nghĩa xã hội ở Đức, nhân vật đại biểu cho học phái Frankfurt, trong cuốn “Phương diện thẩm mỹ” (The Aesthetic Dimension) đã viết: “Loại nghệ thuật vừa chống lại vừa vượt khỏi các quan hệ [xã hội đang tồn tại] này. Qua đó mà nghệ thuật có thể lật đổ ý thức chủ đạo, cũng là kinh nghiệm thường thức.” [12]

Nghĩa là, họ dùng nghệ thuật trong công cuộc chống lại Thần và lật đổ đạo đức. Loại quan điểm này đã dẫn dắt phương hướng của nghệ thuật hiện đại.

Gustave Courbet, người sáng lập trường phái hội họa hiện thực của Pháp, là một trong những người tham gia Công xã Paris. Ông ta được bầu làm ủy viên công xã kiêm chủ tịch Liên đoàn Nghệ sỹ (Federation of Artists) phái cấp tiến. Courbet dốc sức vào công tác “cải tạo” chế độ cũ và kiến lập thị hiếu mỹ thuật mới. Dưới chỉ dẫn của Courbet, liên đoàn này đã phá hủy một tòa kiến trúc theo trường phái tân cổ điển – Đài tưởng niệm Vendôme (sau này đã được trùng tu). Courbet phủ nhận nhân loại là do Thần tạo ra, cố ý biểu hiện thế giới quan của giai cấp vô sản và chủ nghĩa duy vật. Câu nói nổi tiếng của ông ta là: “Ta chưa từng nhìn thấy Thiên thần hay Chúa trời, vậy nên ta không muốn vẽ họ.” [13]

Courbet cho rằng cải tạo nghệ thuật thực sự là một cuộc cách mạng. Tranh của ông ta lấy danh nghĩa “hiện thực” mà dùng cái xấu thay cho cái đẹp. Chẳng hạn, những bức tranh vẽ phụ nữ khỏa thân của ông ta tập trung miêu tả bộ phận sinh dục nữ, một hành động được coi là có tính cách mạng, đó là một cách nổi loạn và lật đổ truyền thống, tiếp tục kích động cuộc vận động cộng sản. Lý lịch và tư tưởng của Courbet là một minh chứng cho mối quan hệ mật thiết giữa tư tưởng cộng sản chủ nghĩa về cách mạng và nghệ thuật hiện đại.

Dưới ảnh hưởng của tư tưởng phái hiện đại, từ cuối thể kỷ 19, “nhiệt tình cách mạng” của các nghệ sỹ đã duy trì ở cao trào, từng cuộc vận động nghệ thuật liên tiếp nổ ra. Khác với các trường phái truyền thống, các phong trào nghệ thuật tiên phong này tìm cách đoạn tuyệt với truyền thống. Thuật ngữ “tiên phong” (avant-garde) ban đầu được các học giả theo chủ nghĩa xã hội sử dụng để mô tả các phong trào nghệ thuật phù hợp với tham vọng “cách mạng chính trị” của họ.

Cuối thế kỷ 19, những ảnh hưởng này đã đưa trường phái ấn tượng lên ngôi. Kể từ đó, các nghệ sỹ hiện đại không còn quan tâm gì đến yêu cầu kỹ thuật của hội họa truyền thống về tính chính xác, tỷ lệ, kết cấu, luật xa gần, nguyên tắc chuyển tiếp sáng tối v.v.. Trường phái tân ấn tượng (trường phái chấm màu) và trường phái hậu ấn tượng lần lượt xuất hiện, lấy khám phá cảm thụ cá nhân làm trung tâm. Nhân vật đại biểu của trường phái này là Georges-Pierre Seurat và Vincent van Gogh, mà cả hai người này đều có cảm tình với chủ nghĩa xã hội. [14] Van Gogh nghiện rượu, cuối đời bị bệnh tâm thần, tranh của ông ta phảng phất những cảnh tượng mà kẻ say và tâm thần nhìn thấy.

Tác phẩm nghệ thuật là phương tiện để tác giả giao lưu với người xem, và mang theo thông điệp mà tác giả mong muốn truyền tải. Thông điệp mà nghệ sỹ thời kỳ đỉnh cao Phục Hưng truyền tải cho người xem là Thiện và Mỹ. Còn nghệ sỹ phái đương đại, các tác phẩm của họ thường đưa ra những thông điệp u tối, tiêu cực. Các nghệ sỹ phái hiện đại phóng túng tư tưởng của bản thân, để cho ma và linh thể thấp khống chế, bản thân họ thường xuyên trong trạng thái mơ màng, lộn xộn. Rất nhiều tranh của những họa sỹ trường phái ấn tượng như Van Gogh mang đến thông điệp mông lung, u ám, ảm đạm, chán nản, cảm giác không lý tính.

Sau trường phái ấn tượng là trường phái biểu hiện và trường phái dã thú, sau nữa là trường phái lập thể của Picasso. Năm 1944, Picasso gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Trong bức thư “Vì sao tôi trở thành người cộng sản” của mình, ông ta viết: “Việc tôi gia nhập Đảng Cộng sản là một bước đi logic và mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và tác phẩm của tôi… Nhưng trong cuộc áp bức và khởi nghĩa, tôi phải chiến đấu không chỉ bằng hội họa, mà bằng cả sinh mạng của mình.” [15]

Picasso cổ xúy phá vỡ phương pháp hội họa cổ điển. Mỗi loại sự vật, trong mắt ông ta, đều giống như một đống bột nhão có thể tùy ý nhào nặn, nhào nặn càng quái dị thì ông ta càng thỏa mãn. Quá trình tạo ra những hình ảnh quái dị là quá trình không ngừng phá hoại bức tranh đến mức không ai có thể hiểu nổi. Ngay cả Georges Braque, một họa sỹ trường phái hiện đại, người đồng sáng lập trường phái lập thể với Picasso cũng đều không thích tác phẩm “Những cô nàng ở Avignon” (Les Demoiselles d’Avignon) của ông ta, và cho Picasso hẳn phải ngậm dầu phun lửa vào bức vẽ. [16]

Marcel Duchamp, người sáng lập của phong trào nghệ thuật dada, còn muốn lật đổ và phá vỡ nghệ thuật truyền thống bằng cách trưng bày và sử dụng vật có sẵn, rồi biến chúng thành cái gọi là lắp ghép nghệ thuật. Duchamp được coi là cha đẻ của nghệ thuật ý niệm (conceptual art) với chủ trương bất kể vật thể nào cũng đều có thể gọi là nghệ thuật”. Bản thân phong trào dada là một phong trào cộng sản như được thể hiện trong tuyên ngôn của những người theo phái dada Berlin khi kêu gọi: “liên đoàn cách mạng quốc tế gồm nam nữ trí thức và sáng tạo trên cơ sở chủ nghĩa cộng sản cấp tiến” cũng như “lập tức sung công tài sản”, “lập tức điều tiết mọi quan hệ tình dục theo quan điểm của phong trào dada quốc tế thông qua việc thiết lập một trung tâm tình dục trường phái dada”. [17]

Chủ nghĩa dada cuồng nhiệt phê phán truyền thống và được phát triển thành trường phái siêu hiện thực ở Pháp, nhân vật đại biểu của trường phái này là André Breton, người theo chủ nghĩa cộng sản. Ông ta cho rằng, cách mạng cộng sản chủ nghĩa là hình thức cách mạng lý tưởng. Ông ta phản đối mọi sự áp chế đối với lý tính, văn hóa và xã hội – một dạng quan điểm điển hình của giới nghệ sỹ phái hiện đại ở Châu Âu lúc bấy giờ.

Các phong trào nghệ thuật mở rộng từ trường phái này bao gồm phái trừu tượng, phái tối giản và nghệ thuật pop art. Trường phái trừu tượng biểu đạt những loại cảm xúc như nổi loạn, vô trật tự, hư vô, trốn tránh hiện thực. Đây đều là trường phái hậu hiện đại, đều chủ trương lật đổ mọi quy tắc, lý luận và quan niệm đạo đức. [18] Thậm chí những nghệ sỹ này còn làm ra những tác phẩm công khai mạo phạm hình ảnh của Mary, đức mẹ của Jesus. [19]

Không phải nghệ sỹ trường phái hiện đại nào cũng ủng hộ chính trị cánh tả, nhưng đều rõ ràng có sự tương đồng về hệ tư tưởng với tư tưởng cộng sản – tức là lấy việc bài xích Thần, thay thế Thần làm xuất phát điểm để lý giải về sự sinh tồn của nhân loại. Những thứ trường phái này khi có ảnh hưởng ngày càng lớn trong quần chúng thì thể hiện ra hiệu ứng tuyết lăn, cuối cùng hoàn toàn đẩy nghệ thuật cổ điển ra rìa.

3.3 Coi xấu thành đẹp, đảo lộn quan niệm thẩm mỹ truyền thống

Sự xuất hiện của các loại nghệ thuật hiện đại và sự phát triển của chúng về sau này, coi xấu thành đẹp, đã lật đổ triệt để thẩm mỹ quan truyền thống, thậm chí đã đến mức độ kinh hoàng, khiến người ta không dám coi.

Marcel Duchamp ký tên trên bồn tiểu tiện, đặt tên là “Suối nguồn”, rồi trưng bày giữa nơi công cộng ở New York. Mặc dù “tác phẩm” này bị từ chối trưng bày, nhưng hành động này lại được giới nghệ sỹ cùng lứa với Duchamp coi là sự dí dỏm, sau đó, các nghệ sỹ và học viện nghệ thuật còn cho rằng nó có “tính khai sáng”. Đến bước này, hội họa vẽ trên giá cổ điển đã bị đẩy ra rìa, còn nghệ thuật lắp ghép đã leo lên đỉnh cao. Năm 1958, Yves Klein, tại phòng triển lãm Iris Clert ở Paris, đã tổ chức một buổi triển lãm mang tên “Không”. Tác phẩm được trưng bày chỉ là bốn bức từng trống không, không có gì cả.

Vào năm 1965, Joseph Beuys, một nhân vật chính của phong trào tiên phong thời hậu chiến ở Đức, lấy mật ong và vàng lá trát lên khắp đầu, vừa ôm một con thỏ chết, vừa lẩm nhẩm hơn ba tiếng đồng hồ để làm thành tác phẩm “Làm sao để giải thích tranh cho con thỏ chết”. Beuys cho rằng “ai cũng có thể là nghệ sỹ”. Có lần, một người xem không nhịn được nữa đã chất vấn Beuys: “Ông nói về tất cả mọi thứ dưới mặt trời, ngoại trừ nghệ thuật.” Beuys trả lời: “Mọi thứ dưới ánh mặt trời đều là nghệ thuật!” [20]

Năm 1961, Piero Manzoni, một nhân vật chủ chốt của phong trào nghệ thuật tiên phong, lấy phân của mình bỏ vào trong 90 cái lon, gọi chúng là tác phẩm nghệ thuật, rồi đem bán, đặt tên là “Phân của nghệ sỹ” (Merda d’artista). Năm 2015, một trong những lon phân đã được bán ở London với giá 182.500 bảng Anh, tương đương 240.000 USD, đắt gấp hàng trăm lần so với lượng vàng có cùng trọng lượng. Ông ta còn ký tên lên mông của một phụ nữ khỏa thân, rồi đặt tên là “Bức điêu khắc sống” (Sculpture vivent).

Ở Trung Quốc, còn có “nghệ sỹ” khỏa thân, toàn thân bôi đầy mật ong và dầu cá để thu hút ruồi. Những cảnh tượng này khiến người ta cảm thấy thân thể con người thật hạ tiện, xấu xí, ghê tởm.

Trong bộ phim tài liệu của BBC “Xích đu Bắc Kinh” (Beijing Swings) về “nghệ sỹ cực đoan” ở Trung Quốc, có cái gọi là nghệ thuật biểu diễn, trong đó có màn biểu diễn hài nhi. Waldemar Januszczak, người dẫn chương trình của bộ phim bình luận: “Trung Quốc đúng là đang tạo ra thứ nghệ thuật tàn bạo, đen tối nhất thế giới.” [21]. Kỳ thực, đây là hệ quả việc truy cầu ma tính. Có những cái gọi là tác phẩm phái hiện đại này bẩn thỉu, hạ lưu vô sỉ đến mức vượt quá giới hạn chịu đựng của tâm lý của người bình thường. Hành vi như thế của trường phái tiên phong chính là một cuộc cách mạng văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật.

Loại trào lưu này khiến cho những người theo chủ nghĩa hiện đại trong giới nghệ thuật như cá gặp nước, còn những họa sỹ, những nhà điêu khắc thật sự nghiêm khắc tuân theo truyền thống, thật sự am hiểu kỹ thuật nhờ khắc khổ rèn luyện thì thậm chí không còn chỗ đứng trong giới nghệ thuật nữa. John William Godward, một họa sỹ theo trường phái tân cổ điển của Anh thời Victoria là thành viên của Hội Nghệ sỹ Xuất sắc Raphael, do nghiêm cẩn theo phong cách cổ điển tả thực lại phải chịu sự kỳ thị của giới mỹ thuật tôn sùng phong cách vẽ loạn của Picasso. Năm 1922, ông tự vẫn, nghe nói ông còn để lại một lời nhắn trong thư tự sát: “Thế giới không đủ lớn để có thể đồng thời chứa cả tôi và một Picasso.” [22]

Thủ đoạn làm bại hoại âm nhạc cũng tương tự. Âm nhạc chính thống phù hợp với quy phạm, nhạc lý, âm luật. Các loại điệu tính và điệu thức bắt nguồn từ quy luật tự nhiên hài hòa. Vũ trụ mà Thần sáng tạo là hài hòa, con người ta có thể thưởng thức và dung nhập vào sự hài hòa của vũ trụ, sinh ra mỹ cảm, bởi vì con người cũng là do Thần tạo ra.

Âm nhạc vô điệu tính của phái hiện đại bài xích các yếu tố truyền thống trong âm nhạc như điệu thức, hợp âm và giai điệu, thiếu đi sự quy phạm trong kết cấu. Loại âm nhạc đó đi ngược lại âm nhạc cổ điển do thần truyền cho. Âm nhạc vô điệu tính phá vỡ sự hài hòa của vũ trụ, vì thế mà nhiều thính giả cảm thấy khó nghe. Các nhạc sỹ theo phái hiện đại lại dùng lý luận thẩm mỹ méo mó của họ mà biện minh rằng tai của thính giả phải trải qua huấn luyện, làm quen với loại âm nhạc này rồi khi thưởng thức mới thấy hay.

Arnold Schoenberg, một trong những người đặt nền móng cho âm nhạc phái hiện đại đã đưa ra cái gọi là “hệ thống 12 âm”, một kết cấu nhạc vô điệu tính cơ bản đánh dấu sự ra đời của kỹ thuật âm nhạc đi ngược lại âm nhạc cổ điển. Âm nhạc của Schoenberg, lúc đó, được cho là phản lại văn hóa âm nhạc của Đức, đi ngược lại nguyên tắc thưởng thức, cảm nhận, truyền thống và mọi nguyên tắc thẩm mỹ. Âm nhạc của ông ta bị người Đức lúc bấy giờ gọi là cô-ca-in (ma túy): “Diễn tấu nhạc của Schoenberg chẳng khác nào mở quán bar cô-ca-in cho con người. Cô-ca-in là thuốc độc. Âm nhạc của Schoenberg chính là cô-ca-in.” [23] Trong các thế hệ sau này, có một người phê bình âm nhạc đánh giá ông ta như sau: “Thước đo để đánh giá thành tựu lớn lao của Schoenberg là, 50 năm sau khi ông ta qua đời, ông ta vẫn còn có thể khiến cho bất cứ thính phòng nào trên trái đất trống không, không bóng người.” [24]

Sở dĩ Schoenberg được chấp nhận rộng rãi là vì lý luận âm nhạc của Theodor W. Adorno, một nhân vật quan trọng của phái Frankfurt. Trong tác phẩm “Triết học âm nhạc hiện đại” năm 1949 của mình, Adorno đã dùng lý luận để luận chứng rằng kỹ thuật 12 âm của Schoenberg là “đỉnh cao” trong phát triển sáng tác âm nhạc. Điều này trải đường cho các nhà sáng tác âm nhạc và nhà phê bình phái hiện đại thế hệ sau tiếp nhận âm nhạc “hệ thống 12 âm” của Schoenberg một cách rộng rãi. [25] Kể từ đó, rất nhiều nhạc sỹ đã noi theo Schoenberg, và phong cách âm nhạc phái tiên phong của ông ta đã có ảnh hưởng cực lớn đối với giới âm nhạc thời hậu chiến.

Sau khi dùng âm nhạc phái hiện đại để phá hoại truyền thống, “nghệ thuật tiên phong” còn dùng nhạc rock & roll soán vị nhạc cổ điển trong sinh hoạt của con người. Sidney Finkelstein, nhân vật dẫn đầu về lý luận âm nhạc của Đảng Cộng sản Mỹ, công khai đòi đả phá giới hạn giữa nhạc cổ điển và nhạc phổ thông. [26] Cùng khoảng thời gian đó, nhạc rock & roll với tiết tấu mạnh ngày càng chiếm thế thượng phong ở Mỹ, dồn ép âm nhạc cổ điển và âm nhạc truyền thống đến mức chỉ còn lại một chút không gian sinh tồn cực kỳ chật hẹp. [27]

Đặc điểm của nhạc rock & roll là âm thanh không hài hòa, giai điệu không có quy phạm, tiếng gõ phách mạnh, xung đột và mâu thuẫn về cảm xúc – rất giống với triết học đấu tranh của chủ nghĩa cộng sản. Theo “Sử ký – Nhạc thư” của sử gia cổ đại Tư Mã Thiên, chỉ khi “âm” phù hợp với đạo đức mới được coi là “nhạc”. Còn chủ đề sáng tác và đời sống của các nhạc sỹ nhạc rock & roll lại đầy tình dục, bạo lực và ma túy.

Sau nhạc rock & roll, ở Mỹ còn xuất hiện những loại nhạc như rap, cũng phổ biến một thời. Lời nhạc rap đầy những lời tục tĩu, không giấu giếm sự nổi loạn đi ngược lại truyền thống và xã hội khi lấy ma túy, bạo lực, lời chửi thề và nhục dục. [28] Thuận theo đạo đức xã hội toàn bộ trượt dốc, những “loại hình nghệ thuật” mà quá khứ coi là “văn hóa thứ cấp” này đã thâm nhập vào xã hội, lại được truy cầu ở các nơi biểu diễn nghệ thuật chủ lưu.

Trên đây, chúng tôi chủ yếu tường thuật hiện trạng của giới mỹ thuật và âm nhạc. Kỳ thực, toàn bộ giới nghệ thuật đều phải chịu xung kích to lớn dưới ảnh hưởng của nghệ thuật phái hiện đại, thể hiện ở sự lệch khỏi truyền thống trong ý tưởng sáng tác, thủ pháp, kỹ thuật ở các lĩnh vực như điêu khắc, kiến trúc, vũ đạo, trang sức, thiết kế, nhiếp ảnh, điện ảnh v.v.. Rất nhiều người làm nghệ thuật phái hiện đại đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản. Như người sáng lập múa hiện đại, Isadora Duncan, là người song tính luyến ái và theo vô thần luận. Bà ta phản đối ba-lê, cho rằng ba-lê là xấu xí và phản tự nhiên. Bà này cùng 100 sinh viên, dùng “Quốc tế ca” làm chủ đề chính cho vũ đạo, đã biểu diễn cho Lenin xem ở Moscow. [29]

Những thứ lệch lạc này, sở dĩ có thể có chỗ đứng trên thế giới, hình thành trào lưu, thậm chí trở thành chủ lưu, là vì có quan hệ mật thiết với việc chủ nghĩa cộng sản phá hoại nghệ thuật Thần truyền. Đương nhiên, trên bề mặt, sự phá hoại đó không được thể hiện rõ ràng, nhưng tình huống này là do người ta tự huyễn hoặc bản thân bằng một loại quan niệm được chấp nhận rộng rãi – đó là, hễ cái gì cứ có một bộ lý luận thì đều có thể trở thành nghệ thuật.

Nếu xem xét một cách tỉ mỉ sự khác nhau giữa nghệ thuật tiên phong và nghệ thuật truyền thống, người ta sẽ phát hiện ra rằng, nghệ sỹ thời kỳ văn nghệ Phục Hưng không chỉ dùng nghệ thuật để ca ngợi Thần, mà còn thông qua việc thể hiện cái “đẹp” để khơi dậy giá trị “Chân” và “Thiện” trong tâm con người, qua đó mà duy trì đạo đức xã hội. Còn các loại “nghệ thuật” bại hoại được gọi là tiên phong lại gắng hết sức lật đổ mọi thành tựu của thời văn nghệ Phục Hưng. Chúng dẫn dắt người ta đi thưởng thức cái xấu xí. Loại xấu xí này khơi dậy “ma tính” trong con người, khiến những tư tưởng đen tối, âm ám, suy đồi, trụy lạc, bạo lực, cho đến tà ác làm chủ con người, khiến phong cảnh tráng lệ trong các tác phẩm về Thần ngày càng trở nên xa lạ, thậm chí còn trực tiếp lăng mạ Thần, từ đó khiến con người không chỉ xa rời Thần, mà còn xa rời thần tính nội tại trong mỗi con người, xa rời xã hội, giá trị truyền thống, và đạo đức. [30]

3.4 Lợi dụng văn học để hủy diệt nhân loại

Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt. Nó lấy ngôn ngữ làm tải thể để truyền thừa trí tuệ mà Thần ban cho con người, đồng thời ghi chép lại kinh nghiệm sống quý báu của nhân loại. Hai bộ sử thi kinh điển của Hy Lạp cổ đại là “Iliad” và “Odyssey” đã khắc họa sinh động những câu chuyện lịch sử khúc chiết, phức tạp trước và sau cuộc chiến thành Troy, miêu tả chân thực bức tranh rộng lớn Thần nhân đồng tại (Thần và người cùng tồn tại), cùng nhau tạo nên lịch sử. Những đức tính mà sử thi ca tụng như can đảm, khảng khái, cơ trí, chính nghĩa, tiết chế, đã trở thành nguồn gốc quan trọng của giá trị quan của nền văn minh Hy Lạp cổ đại và toàn bộ nền văn minh phương Tây.

Thấy được ảnh hưởng to lớn của văn học đối với con người, tà linh thao túng thế nhân, nhất là những người theo đuổi danh lợi không tỏ tường chân tướng, mà bào chế và quảng bá một lượng lớn “tác phẩm văn học” nhồi nhét cho thế nhân hình thái ý thức của ma quỷ, phỉ báng văn hóa truyền thống, làm bại hoại đạo đức thế nhân, phát tán cảm giác bi quan, hoang đường, hư ảo về nhân sinh, khiến người ta thích ứng với thế giới ô trọc, tà ác, biến dị dưới sự thống trị của ma quỷ. Văn học trở thành một trong những công cụ quan trọng để tà linh cộng sản thống trị thế giới.

Cách nhồi nhét hình thái ý thức ma quỷ trực tiếp nhất là tuyên truyền các loại tác phẩm của chủ nghĩa cộng sản. Sau khi Công xã Paris bị trấn áp, ủy viên công xã là Eugène Pottier đã sáng tác ra “Quốc tế ca”, trong đó nói: “Xưa nay chưa từng có chúa cứu thế, cũng không dựa vào thần tiên, hoàng đế”, còn tuyên bố sẽ “Đánh cho thế giới cũ tơi bời tan tác!” “Quốc tế ca” trở thành hội ca của Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai, cũng là đảng ca của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nó được sử dụng rộng rãi trong những buổi tụ họp và các tác phẩm văn nghệ ở  các nước cộng sản trên thế giới.

Trong lịch sử của Liên Xô và Trung Cộng, vì để tẩy não dân chúng, ĐCSLX và ĐCSTQ đã chỉ đạo các nhà trí thức sử dụng kỹ pháp truyền thống để khắc họa cuộc sống của giai cấp vô sản và ý thức giai cấp nhằm giải thích lý luận và chính sách của đảng cộng sản. Từ đó, một lượng lớn tác phẩm văn học đã ra đời, như cuốn tiểu thuyết “Thép chảy”, “Thép đã tôi thế đấy” của Liên Xô, “Bài ca thanh xuân”, “Mặt trời chiếu trên sông Tang Càn” của Trung Cộng, v.v., tất cả đều đã từng khởi tác dụng tuyên truyền to lớn. Đảng cộng sản gọi những tác phẩm theo phong cách này là “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Mao Trạch Đông khái quát chức năng của loại hình văn học là “phục vụ công nông binh”, “phục vụ giai cấp vô sản”. [31] Khả năng nhồi nhét hình thái ý thức của loại văn học này vô cùng rõ ràng; về việc này, người ta đều đã có nhận thức tương đối rõ ràng. Nhưng thủ đoạn lợi dụng văn học làm bại hoại nhân loại của chủ nghĩa cộng sản không chỉ giới hạn ở đó.

Phần sau đây sẽ tóm tắt một số nét chính về văn học của chủ nghĩa cộng sản.

Thứ nhất, lợi dụng văn học để phá hoại truyền thống. Một bước đi quan trọng để tà linh cộng sản hủy diệt nhân loại là phỉ báng nền văn minh truyền thống mà Thần truyền cho con người. Cho dù là ở Trung Quốc hay là ở phương Tây, tà linh đều lợi dụng những người trong giới trí thức có tư tưởng hiện đại để sáng tác và truyền bá những tác phẩm bẻ cong và bôi nhọ văn hóa truyền thống.

Trong cuộc Vận động Văn hóa Mới của Trung Quốc, nhà văn Lỗ Tấn đã nhất cử thành danh nhờ công kích một cách ác ý truyền thống và phủ định sạch trơn lịch sử Trung Quốc. Trong tập đầu tiên của cuốn tiểu thuyết “Nhật ký người điên”, ông ta mượn lời của nhân vật chính mà tuyên bố rằng: toàn bộ lịch sử Trung Quốc có thể tóm trong hai chữ – “ăn người”. Chính là Lỗ Tấn được Mao Trạch Đông tâng bốc là “người cầm cờ vĩ đại nhất, anh dũng nhất trong đội quân văn hóa mới”, “chủ tướng của cách mạng văn hóa Trung Quốc”. Mao Trạch Đông nói: “Phương hướng của Lỗ Tấn, chính là phương hướng của văn hóa mới của dân tộc Trung Hoa”. [32]

Ở châu Âu, năm 1909, nhà thơ Marinetti của Ý đã đăng “Tuyên ngôn chủ nghĩa vị lai” (Futurist Manifesto), kêu gọi toàn diện phản đối truyền thống, biểu dương cơ khí, kỹ thuật, tốc độ, bạo lực và cạnh tranh. Nhà thơ là người cộng sản Nga Vladimir Mayakovsky đăng “Cái tát vào thị hiếu xã hội” năm 1913 cũng thể hiện sự quyết tâm thoát ly khỏi thị hiếu văn học của truyền thống nước Nga.

Thứ hai, lấy danh nghĩa “hiện thực” để truyền tải những thứ xú ác. Ngày nay, nhà văn, nghệ sỹ dùng văn học và nghệ thuật để khắc họa những sự vật và cảnh tượng xấu xí, kỳ quái, ghê rợn, lấy cớ là chúng chỉ mô tả hiện thực.

Nghệ thuật truyền thống truyền tải sự hài hòa, phong nhã, sáng sủa, tiết chế, đúng đắn, cân bằng, tính phổ biến, và lý tưởng, tất nhiên đòi hỏi phải chọn lọc. Trong con mắt của các nghệ sỹ theo phái hiện đại, những tác phẩm như thế không cách được coi là chân thực. Loại quan điểm này xuất phát từ hiểu sai về nguồn gốc và chức năng của nghệ thuật. Nghệ thuật mặc dù bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng cần phải cao hơn cuộc sống thì mới có thể vừa khởi tác dụng giải trí lành mạnh, vừa giáo dục con người. Bởi vậy, nghệ sỹ, trong quá trình sáng tác, ắt phải tuyển chọn, sàng lọc, và xử lý đối tượng được miêu tả. Nhất mực cường điệu “tả thực”, trên thực tế, là xóa nhòa giới hạn giữa cuộc sống và nghệ thuật. Nếu như loại “tả thực” tuyệt đối này là nghệ thuật thì những gì mà người ta nhìn thấy, nghe thấy đều là nghệ thuật rồi, hà tất phải phí nhân lực vật lực để bồi dưỡng nghệ sỹ chứ?

Thứ ba, làm bại hoại đạo đức nhân luân. Những cái cớ tự thị nhi phi như “biểu hiện cái tôi chân thực”, “dòng ý thức”… đều là để khiến thế nhân vứt bỏ tiêu chuẩn đạo đức chính thống, phóng túng mặt ác trong nhân tính. Tỷ như nhà thơ cộng sản Pháp André Breton, trong “Tuyên ngôn chủ nghĩa siêu hiện thực”, đã xác định chủ trương của văn học mới của ông ta như sau: “Tính tự động tâm linh thuần túy mà một người dùng để biểu hiện – bằng lời, bằng chữ viết, hay bất cứ phương thức nào khác – cách vận động thực sự của tư tưởng. Nó chịu sự sai khiến của tư tưởng mà không chịu bất cứ sự khống chế nào của lý trí, không dựa vào bất cứ quan niệm thẩm mỹ hay đạo đức nào.” [33]

Những tác phẩm viết bằng “dòng ý thức” có tương quan mật thiết với kiểu “viết tự động” của chủ nghĩa siêu hiện thực. Dưới ảnh hưởng của tâm lý học của Sigmund Freud, từ đầu thế kỷ 20, một số tác gia phương Tây đã bắt đầu tiến hành sáng tác thực nghiệm theo phương thức “dòng ý thức”. Loại tác phẩm này thông thường lấy nhân vật tầm thường (phản anh hùng) làm trung tâm, tình tiết giản đơn, thông qua hình thức tường thuật tư tưởng tự do để thể hiện hoạt động tư tưởng riêng tư của nội tâm nhân vật.

 Trong nhân tính thì thiện ác đồng thời tồn tại. Con người ta trong một đời cần phải không ngừng tu dưỡng đạo đức và khắc chế tự ngã, không ngừng đề cao bản thân, khiến bản thân trở thành một người tốt, có đạo đức cao thượng. Trong xã hội hiện đại, nhiều người, trong tư tưởng, chứa không ít ác niệm, dục vọng. Nếu như dùng loại phương thức tùy hứng, không qua điều chỉnh mà đem các loại tư tưởng đó ra cho công chúng xem thì cũng bằng như dùng tư tưởng bất hảo của một người làm ô nhiễm toàn xã hội.

Thứ tư, lấy danh nghĩa “phê phán”, “phản kháng” để phóng túng ma tính. Những nhà văn và nghệ sỹ ở thế giới tự do ở phương Tây, dưới ảnh hưởng của tư tưởng phản truyền thống, họ coi mọi luật lệ, quy phạm xã hội và tín điều đạo đức là sự hạn chế và áp bức. Trong một số tình huống, họ nhìn thấy một số vấn đề trong xã hội hiện đại, cũng nhìn thấy nhược điểm của nhân tính. Nhưng thay vì suy xét và xử lý một cách có lý tính, họ lại lấy danh nghĩa phê phán, phản kháng mà đi sang chủ nghĩa cá nhân cực đoan, phóng túng dục vọng. Họ không ngại phóng đại ma tính của bản thân như hận thù, lười biếng, dục vọng, nhục dục, công kích, theo đuổi danh lợi v.v., mượn thủ pháp biến dị để biểu đạt cái gọi là “phản kháng”. Nhưng thiếu đi sự ước thúc tự ngã về đạo đức lại vừa khéo là trúng vào bẫy của ma quỷ, không chỉ không giúp giải quyết vấn đề xã hội, mà ngược lại còn thêm dầu vào lửa.

Trong phong trào phản văn hóa sóng gió một thời vào những năm 1960, nhà thơ nước Mỹ là Allen Ginsberg đã trở thành một đại biểu cho “Thế hệ Beat” (The Beat Generation), cho đến nay vẫn được những người thích khuynh hướng nổi loạn tôn sùng. Tác phẩm trường thi “Tiếng hú” (Howl) của ông ta miêu tả những sinh hoạt và trạng thái tâm lý cực đoan như nát rượu, lang chạ, tiêm chích ma tuý, tình dục đồng tính, tự hủy hoại, chơi gái, trần truồng chạy rông, tấn công bạo lực, trộm cắp, đi lang thang, điên rồ. Khi phong trào phản văn hóa được thừa nhận, “Tiếng hú” có được địa vị “văn học kinh điển” và được đưa vào nhiều tuyển tập văn học. Ginsberg thừa nhận bản thân mình là người theo chủ nghĩa cộng sản vào những năm đầu và không hề hối hận vì điều đó. [34] Ông ta sùng bái Fidel Castro và các nhà độc tài cộng sản khác, ngang nhiên cổ xúy đồng tính luyến ái và ái nhi. Ginsberg là một điển hình thể hiện rõ rằng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa cá nhân cực đoan là có sự tương đồng.

Thứ năm, lợi dụng văn học để truyền bá nội dung khiêu dâm. Từ khi bước vào thế kỷ 20, những tác phẩm văn học mang nội dung khiêu dâm lộ liễu bắt đầu xuất hiện nhan nhản, có những tác phẩm còn được người ta tán dương là tác phẩm “kinh điển”. Nhiều nhà bình luận, học giả giũ bỏ trách nhiệm xã hội của mình mà tán dương những tác phẩm như vậy chân thực thế này, thủ pháp nghệ thuật cao siêu thế kia. Chúng ta biết rằng, rất nhiều giá trị đạo đức truyền thống phát huy tác dụng nhờ phương thức cấm kỵ. Cho dù có lấy bao nhiêu cái cớ quang minh, chính đại để đả phá những cấm kỵ này đi nữa thì đều là đang làm bại hoại đạo đức con người.

Thứ sáu, lợi dụng văn học để vùi dập nhân tính của con người. Mấy chục năm qua, thuận theo việc văn hóa nhân loại ngày càng phức tạp, đã xuất hiện một lượng lớn tiểu thuyết ‘genre fiction’ các thể loại như kinh dị, khủng bố, linh dị, giả tưởng v.v.. Thông qua những tác phẩm như thế, những linh thể thấp mà tà linh, Sa-tăng thao túng có thể xâm nhập, khống chế tư tưởng con người, dần dần khống chế thân thể người, khiến con người không còn là người nữa, rất nhiều hiện tượng biến dị hiếm gặp trong lịch sử đều là do linh thể thấp khống chế thân thể người.

Có câu thành ngữ: “Băng dày ba thước đâu phải bởi cái lạnh một ngày.” Việc văn học nghệ thuật sa đọa đến mức trở thành công cụ đắc lực của ma quỷ cũng trải qua quá trình tương đối lâu, có liên quan đến nhiều trường phái khác nhau. Trường phái lãng mạn đã mở rộng phạm vi miêu tả cuộc sống của văn học, trong đó, có những hiện tượng xấu xí, quái dị, trạng thái tinh thần cực đoan, điên rồ của con người đã tiến vào thị hiếu của đại chúng. Mấy nhà thơ trường phái lãng mạn ở Anh quốc, bởi những nội dung vô đạo đức trong các tác phẩm thơ của họ mà từng bị gọi là nhà thơ “trường phái Sa-tăng”.

Chủ nghĩa hiện thực lấy danh nghĩa tái hiện hiện thực để biểu hiện bộ phận thấp hèn hơn trong nhân tính. Có những tác phẩm còn diễn tả thái quá những tư tưởng biến dị và hành vi vô đạo đức. Có một nhà phê bình văn học gọi chủ nghĩa hiện thực là “chủ nghĩa lãng mạn đi bằng bốn chân”. [35] Chẳng hạn như triết học về chủ nghĩa tự nhiên, do Jean-Jacques Rousseau đề xướng, quy sự sa đọa đạo đức của con người là do hoàn cảnh xã hội và gen di truyền trong gia tộc; điều đó đã giải phóng cá nhân khỏi trách nhiệm đạo đức. Chủ nghĩa duy mỹ đưa ra khẩu hiệu “nghệ thuật vị nghệ thuật”, nhấn mạnh rằng nghệ thuật chỉ nên phát huy tác dụng kích thích cảm giác, chứ không nên gánh vác bất kể chức năng đạo đức nào.

Thực ra, bất kể tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều có ảnh hưởng tinh tế mà sâu sắc, lâu dài đối với đạo đức con người. Chối bỏ trách nhiệm đạo đức của nghệ thuật không khác gì mở toang cánh cửa cho những thứ “vô đạo đức” xâm nhập vào. Không thể phủ nhận rằng nhiều trường phái văn học đã sáng tác ra một số tác phẩm có chất lượng cao, nhưng trong đó lẫn cả những tác phẩm xấu vào, ngư long hỗn tạp. Mặc dù không thể nói tà linh cộng sản trực tiếp thao túng những trường phái này, nhưng nhân tố phụ diện trong đó hiển nhiên là hệ quả sau khi tiêu chuẩn đạo đức của con người trượt xuống. Chúng đã trải đường cho hình thái ý thức cộng sản lợi dụng văn học để làm bại hoại con người.

Khi một người viết văn, chuẩn mực đạo đức, trạng thái tinh thần của anh ta đều được phản ánh trong tác phẩm. Thuận theo việc toàn thể đạo đức nhân loại trượt dốc thì nhân tố phụ diện trong tư tưởng của các tác gia cũng dần dần chiếm vị trí chủ đạo, rất nhiều tác phẩm sáng tác ra không những không khiến con người hướng thiện, mà ngược lại còn kéo người ta xuống địa ngục.

Lời kết

Sức mạnh của nghệ thuật là to lớn. Nghệ thuật tốt có thể quy chính nhân tâm, nâng cao đạo đức, điều hòa âm dương, thậm chí đạt được câu thông với thiên địa, thần minh.

Nhưng trong hơn một thế kỷ qua, tà linh cộng sản đã lợi dụng ma tính và ác niệm trong con người mà khiến họ sáng tác ra đủ loại hình “nghệ thuật”, chủng loại cực kỳ đa dạng, dẫn dắt con người phản lại Thần, bài xích Thần, phỉ báng Thần, đi ngược lại truyền thống, đạo đức, khiến một bộ phận lớn trong xã hội bị tha hóa, nói rằng khiến thế nhân kinh hãi cũng không phải là quá.

So với cái đẹp trong nghệ thuật truyền thống thì nghệ thuật hiện đại có thể nói là xấu xí, quái ác đến cực điểm, quan niệm thẩm mỹ của nhân loại đã triệt để đảo lộn. Nghệ thuât tiên phong đã trở nên vô cùng phổ biến, kiếm được bội tiền. Còn nghệ thuật truyền thống, vốn được xem là thanh cao, thần thánh, nay lại bị chế nhạo. Nghệ thuật đã bị thao túng, trở thành đối tượng bị đại chúng tùy ý tiêu khiển, bóp méo, dung tục hóa, thậm chí là công cụ để thỏa mãn dục vọng và phát tiết ma tính của con người. Ranh giới giữa đẹp và xấu, nhã và tục, thiện và ác đã bị xóa nhòa, thậm chí hoàn toàn biến mất. Cái xấu ác, vô trật tự, âm ám của ma quỷ lại được kiến lập thành “giá trị phổ quát”. Xã hội nhân loại tràn ngập những tín tức ma tính, con người bị cuốn theo, tăng tốc trên con đường đi đến sa đọa và hủy diệt.

Chỉ có nâng cao đạo đức, tìm lại tín ngưỡng và truyền thống, nhân loại mới có thể chấn hưng nghệ thuật. Chỉ khi đó, chúng ta mới thấy được cái đẹp, thần thánh và huy hoàng của nghệ thuật chân chính.

Chương 10 Chương 12 (Phần 1)
Tài liệu tham khảo:

[1] “Record of Music,” Classic of Rites, Chinese Text Project,   https://ctext.org/liji/yue-ji?filter=435370&searchmode=showall#result

[2] Khổng Tử: “Luận ngữ – bát dật”

[3] Tư Mã Thiên: “Sử ký – nhạc thư”

[4] Âu Dương Tu và Tống Kỳ: “Tân Đường thư” quyển 237

[5] Robert McKee, Story: Style, Structure, Substance, and the Principles of Screenwriting (New York: Harper-Collins Publishers, 1997), 129–130.

[6] Yingshou Xing, et al., “Mozart, Mozart Rhythm and Retrograde Mozart Effects: Evidences from Behaviours and Neurobiology Bases,” Scientific Reports Vol. 6, Article #: 18744 (2016), https://www.nature.com/articles/srep18744.

[7] David A. Noebel, The Marxist Minstrels: A Handbook on Communist Subversion of Music, (Tulsa, Okla.: American Christian College Press, 1974), 58–59.

[8] David Cloud, “Rock Music and Suicide,” Way of Life Literature, December 20, 2000, https://www.wayoflife.org/reports/rock_music_and_suicide.html.

[9] Val Williams, “Leni Riefenstahl: Film-maker Who Became Notorious as Hitler’s Propagandist,” The Independent, September 10, 2003, https://web.archive.org/web/20090830045819/http://www.independent.co.uk/news/obituaries/leni-riefenstahl-548728.html.

[10] Mao Tse-tung, n.d., “Talks at the Yenan Forum on Literature and Art,” accessed July 10, 2018, https://www.marxists.org/reference/archive/mao/selected-works/volume-3/mswv3_08.htm.

[11] Robert Florczak, Why Is Modern Art So Bad? PragerU, https://www.youtube.com/watch?v=lNI07egoefc

[12] Herbert Marcuse, The Aesthetic Dimension: Toward a Critique of Marxist Aesthetics (Boston: Beacon Press, 1978), ix.

[13] “Gustave Courbet Quotes,” http://www.azquotes.com/author/3333-Gustave_Courbet.

[14] Tony McKenna, “Vincent van Gogh,”  Taylor & Francis Online, Critique: Journal of Socialist Theory, 2011, “Vincent van Gogh,” Critique Vol. 39 (2), 2011: 295–303, https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/03017605.2011.561634.

[15] Pablo Picasso, “Why I Became a Communist,” https://blogs.cul.columbia.edu/schapiro/2010/02/24/picasso-and-communism/. See also “Picasso, the FBI, and Why He Became a Communist | On Archiving Schapiro,” accessed July 11, 2018, https://blogs.cul.columbia.edu/schapiro/2010/02/24/picasso-and-communism/

[16] Robert Hughes, The Shock of the New: The Hundred-Year History of Modern Art—Its Rise, Its Dazzling Achievement, Its Fall (London: Knopf, 1991), 24. See also https://www.moma.org/learn/moma_learning/pablo-picasso-les-demoiselles-davignon-paris-june-july-1907

[17] Richard Huelsenbeck and Raoul Hausmann, “What Is Dadaism and What Does It Want in Germany?” in Robert Motherwell, ed., The Dada Painters and Poets: An Anthology, 2nd ed., (Cambridge, Mass.: Belknap Press, 1989).

[18] Michael Wing, “Of ‘-isms,’ Institutions, and Radicals: A Commentary on the Origins of Modern Art and the Importance of Tradition,” The Epoch Times, March 16, 2017, https://www.theepochtimes.com/of-isms-institutions-and-radicals_2231016.html.

[19] Katherine Brooks, “One of The World’s Most Controversial Artworks Is Making Catholics Angry Once Again,” Huffington Post, May 13, 2014, https://www.huffingtonpost.com/2014/05/13/piss-christ-sale_n_5317545.html.

[20] “Joseph Beuys: The Revolution Is Us,” Tate, https://www.tate.org.uk/whats-on/tate-liverpool/exhibition/joseph-beuys-revolution-us.

[21] Ben Cade, n.d., “Zhu Yu: China’s Baby-Eating Shock Artist Goes Hyperreal,” Culture Trip, accessed July 26, 2018, https://theculturetrip.com/asia/china/articles/zhu-yu-china-s-baby-eating-shock-artist-goes-hyperreal/.

[22] Brad Smithfield, “‘The World Is Not Big Enough for Me and a Picasso’: The life and Artwork of John William Godward,” The Vintage News, January 10, 2017, https://www.thevintagenews.com/2017/01/10/world-not-big-enough-picasso-life-artwork-john-william-godward/.

[23] Walter Frisch, ed., Schoenberg and His World (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1999), 94.

[24] Norman Lebrecht, “Why We Are Still Afraid of Schoenberg,” The Lebrecht Weekly, July 8, 2001, http://www.scena.org/columns/lebrecht/010708-NL-Schoenberg.html.

[25] Golan Gur, “Arnold Schoenberg and the Ideology of Progress in Twentieth-Century Musical Thinking,” Search: Journal for New Music and Culture 5 (Summer 2009), http://www.searchnewmusic.org/gur.pdf.

[26] Như trên

[27] David A. Noebel, The Marxist Minstrels: A Handbook on Communist Subversion of Music, 44–47.

[28] Jon Caramanica, “The Rowdy World of Rap’s New Underground,” New York Times, June 22, 2017, https://www.nytimes.com/2017/06/22/arts/music/soundcloud-rap-lil-pump-smokepurrp-xxxtentacion.html.

[29] “Politics and the Dancing Body,” Library of Congress, https://www.loc.gov/exhibits/politics-and-dance/finding-a-political-voice.html.

[30] Michael Minnicino, “The New Dark Age: The Frankfurt School and ‘Political Correctness,’” reprinted from Fidelio Magazine (Winter 1992), accessed Aug. 13, 2018, http://archive.schillerinstitute.org/fid_91-96/921_frankfurt.html.

[31] Mao Zedong, “Talks at the Yenan Forum on Literature and Art,” 1942, Selected Works of Mao Tse-Tung, (Marxists.org), https://www.marxists.org/reference/archive/mao/selected-works/volume-3/mswv3_08.htm.

[32] Mao Zedong, “On New Democracy,” 1940, Selected Works of Mao Tse-Tung (Marxists.org), accessed August 13, 2018, https://www.marxists.org/reference/archive/mao/selected-works/volume-2/mswv2_26.htm.

[33] André Breton, “Manifesto of Surrealism,” https://www.tcf.ua.edu/Classes/Jbutler/T340/SurManifesto/ManifestoOfSurrealism.htm.

[34] Allen Ginsberg, “America,” https://www.poetryfoundation.org/poems/49305/america-56d22b41f119f.

[35] Irving Babbitt, Rousseau and Romanticism (Boston: Houghton Mifflin,1919), 104.


Bản gốc: http://www.epochtimes.com/b5/18/6/20/n10499093.htm

中文正體