Chương 9: Kinh tế (Phần 2)


Mục lục

4. Công hữu và nền kinh tế kế hoạch là chế độ nô dịch
4.1 Công hữu là gông xiềng của chế độ độc tài|
4.2 Kinh tế kế hoạch là mô hình cầm chắc thất bại

5. “Lý luận bóc lột” của Marx là luận điệu hoang đường, đảo ngược thiện ác, kích động thù hận

6. Căn nguyên của chủ nghĩa bình quân tuyệt đối là thù hận và đố kỵ
6.1 Chủ nghĩa bình quân tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở thù hận và đố kỵ6.2 Thúc đẩy bình đẳng về kinh tế là bàn đạp để tiến lên chủ nghĩa cộng sản
6.3 Chủ nghĩa cộng sản sử dụng công đoàn để phá hoại xã hội tự do

7. “Lý tưởng” cộng sản chủ nghĩa là mồi nhử dẫn dụ nhân loại đi đến hủy diệt

Lời kết: Trọng đức mới có thể “Giàu mà thái bình”

Tài liệu tham khảo

****

4. Công hữu và nền kinh tế kế hoạch là chế độ nô dịch

Trời tạo ra con người, ban cho con người trí tuệ và thể lực, cũng an bài cho con người nguyên lý sống cơ bản: qua việc bỏ công sức lao động mà nhận được của cải vật chất chính đáng. “Tuyên ngôn Độc lập” của Mỹ khẳng định: “Chúng tôi cho rằng những chân lý sau đây là hiển nhiên: Đấng sáng tạo đã tạo ra mỗi cá nhân bình đẳng và ban cho họ những quyền tất yếu, bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được Sống, quyền được Tự do và mưu cầu Hạnh phúc”. [1]

Những quyền lợi này tất nhiên cũng bao gồm quyền sở hữu và quyền định đoạt đối với tài sản.

Nhưng trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, Marx lại nêu: “Người theo đảng cộng sản có thể khái quát lý luận của mình trong một câu: Tiêu diệt chế độ tư hữu.” [2] Đó là phải thực hiện chế độ công hữu, mà chế độ công hữu tất nhiên phải xây dựng nền kinh tế kế hoạch. Chế độ này, về bản chất, là chế độ nô dịch, trái với quy luật tự nhiên, đi ngược lại nhân tính con người. 

4.1 Công hữu là gông xiềng của chế độ độc tài

Nhà tư tưởng người Mỹ Fred Schwartz, người tiên phong của phong trào chống cộng sản trong cuốn sách “Hãy cứ tin người cộng sản… để trở thành người cộng sản” kể về hai cuộc phỏng vấn tại một xưởng xe hơi của Liên Xô và một xưởng xe hơi của Mỹ. [3]

Hỏi: “Ai là người sở hữu công xưởng này?”

Công nhân đáp: “Chúng tôi.”

Hỏi: “Vậy ai là chủ sở hữu của mảnh đất này? ‘

Công nhân đáp: “Chúng tôi.”

Hỏi: “Ai là người sở hữu những chiếc xe hơi được sản xuất ra từ công xưởng này?”

Công nhân đáp: “Chúng tôi.”

Bên ngoài nhà máy, có một bãi đỗ xe rất lớn, có ba chiếc ô tô cũ nát đang đậu ở một góc. Phóng viên hỏi: “Ai là người sở hữu những chiếc xe đằng kia?”

Công nhân đáp: “Chúng tôi, nhưng trong đó một chiếc do giám đốc nhà máy sử dụng, một chiếc do bí thư đảng ủy sử dụng, một chiếc do cảnh sát chìm sử dụng.”

Nhà điều tra này lại đến một nhà máy xe hơi ở Mỹ để hỏi công nhân ở đó những câu hỏi tương tự. 

Hỏi: “Ai là người sở hữu công xưởng này?”

Công nhân đáp: “Henry Ford.”

Hỏi: “Vậy ai là chủ sở hữu của mảnh đất này?”

Công nhân đáp: “Henry Ford.”

Hỏi: “Ai là người sở hữu những chiếc xe hơi được sản xuất ra từ công xưởng này?”

Công nhân đáp: “Henry Ford.”

Bên ngoài nhà máy có một bãi đỗ xe rất lớn, chật kín các loại xe ô tô hiện đại của Mỹ. Anh hỏi: “Ai là người sở hữu những chiếc xe đằng kia?”

Công nhân đáp: “À, của chúng tôi đấy.”

Câu chuyện này đã thể hiện một cách sống động sự khác biệt về kết quả do chế độ công hữu và chế độ tư hữu mang lại. Trong chế độ công hữu, các loại tài nguyên bị nhà nước chiếm hữu, thành quả lao động cũng bị nhà nước chiếm hữu, vì thế không có bất cứ cơ chế nào khuyến khích, động viên tính tích cực và tinh thần sáng tạo của con người, người ta cũng không có tinh thần trách nhiệm đối với tài sản do họ không có quyền sở hữu tài sản cá nhân. Trên danh nghĩa, tài sản công hữu là sở hữu của nhà nước, là sở hữu của toàn dân, nhưng thực tế lại mặc định do một cá nhân, một giai tầng có đặc quyền sở hữu, chiếm hữu tài nguyên và lo cho lợi ích của bản thân họ trước.

Nhân tố quan trọng nhất của phát triển kinh tế là con người. Chế độ công hữu phong bế động lực và sức sản xuất của con người, tất nhiên sẽ làm giảm tinh thần hăng hái làm việc, giảm hiệu suất lao động, gây lãng phí. Từ những nông trại tập thể ở Liên Xô, những nồi cơm to của công xã nhân dân ở Trung Quốc cho đến cả Campuchia, Bắc Triều Tiên, kết quả mà chế độ công hữu mang lại là tình cảnh thiếu đói ở khắp nơi, hàng triệu người chết vì nạn đói do con người gây ra.

Chế độ tư hữu phù hợp với bản tính tự nhiên của con người, con người lao động để mưu sinh, như con thuyền xuôi theo dòng nước; còn chế độ công hữu lại đi ngược lại bản tính tự nhiên này.

Trong bản tính tự nhiên của con người có mặt thiện, mặt ác. Chế độ tư hữu bổ trợ cho “mặt thiện” trong bản tính con người, thúc đẩy con người lao động chăm chỉ và tiết kiệm. Còn chế độ công hữu phóng đại “mặt ác” trong nhân tính, gia tăng sự lười biếng và đố kỵ của con người. 

Nhà kinh tế học Friedrich Hayek cho rằng sự phát triển của một nền văn minh xem trọng truyền thống của xã hội vốn đặt tư hữu làm trung tâm. Những truyền thống này đã sản sinh ra chế độ tư bản hiện đại và các trật tự phổ biến, cùng với đó là sự tăng trưởng kinh tế. Loại trật tự này là tự sinh sôi, tự phát triển đời này qua đời khác, không cần chính phủ phải có hành động gì. Song, các phong trào cộng sản và xã hội chủ nghĩa lại tìm cách kiểm soát loại trật tự tự phát này – đó là điều mà Hayek gọi là “sự tự phụ chết người (“fatal conceit”). [4]

Nếu nói rằng chế độ tư hữu không thể tách rời tự do, vậy thì chế độ công hữu cũng không thể tách rời toàn trị và cưỡng chế. Chế độ công hữu quốc hữu hóa toàn bộ tài nguyên, đồng nghĩa với việc tước đoạt đi mọi điều kiện kinh tế đảm bảo cho sự sinh tồn của người dân, biến tất cả mọi người thành kẻ phụ thuộc và nô lệ của nhà nước. Bất cứ ai cũng phải nghe theo sự chỉ huy của trung ương đảng, bất cứ tư tưởng, tiếng nói nào không nhất trí với chính quyền đều có thể bị chính quyền dập tắt thông qua các hình phạt kinh tế. Con người không có bất cứ biện pháp nào để chống lại sự nô dịch và can thiệp của nhà nước.

Vì thế, việc xóa bỏ chế độ tư hữu để xây dựng chế độ công hữu tất sẽ tạo thành tập quyền về chính trị. Chế độ công hữu là cái ách của nhà nước độc tài gông cùm trên cổ nhân dân. Con người sẽ hoàn toàn mất đi tự do, kể cả quyền tự do hướng thiện, thì chỉ còn cách tuân theo tiêu chuẩn đạo đức của chính quyền cộng sản.

Có người nói, quyền lực là không thể tư hữu, tài sản không thể công hữu, nếu không, chờ đợi con người sẽ là thảm họa. Quả đúng như vậy. 

4.2 Kinh tế kế hoạch là mô hình cầm chắc thất bại

Dưới sự sắp xếp của cơ chế kinh tế kế hoạch, toàn bộ hoạt động sản xuất, phân bổ tài nguyên, và phân phối sản phẩm trong xã hội đều dựa theo kế hoạch thống nhất mang tính mệnh lệnh và cưỡng chế của nhà nước. Điều này khác hẳn so với việc hoạch định bình thường của doanh nghiệp hay cá nhân.

Cơ chế kinh tế kế hoạch hiển nhiên có nhiều khiếm khuyết. Trước hết, nó đòi hỏi phải tập hợp một lượng thông tin, số liệu khổng lồ để có thể lên kế hoạch sản xuất hợp lý. Nhưng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là với những quốc gia đông dân hiện nay mà nói, những thông tin, số liệu có liên quan quả là nhiều không tưởng tượng nổi. Như Cục Vật giá của Liên Xô phải định giá cả cho 2,4 triệu chủng loại hàng hóa. [5] Việc tính toán những thông tin, số liệu khổng lồ này là điều không tưởng.

Bản thân sự phức tạp và biến động của xã hội và con người lại càng không thể giải quyết được thông qua nền kinh tế kế hoạch thống nhất. [6] Cho dù sử dụng kỹ thuật hiện đại về dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để xử lý những thông tin khổng lồ này thì vẫn phải đối mặt với vấn đề là không thể quy hoạt động tư tưởng của con người thành những biến số, cũng không thể có được các biến số hoàn chỉnh.

Nhà kinh tế học người Áo Ludwig von Mises trong cuốn luận văn nổi tiếng “Tính toán Kinh tế của Khối Cộng đồng Xã hội Chủ nghĩa” đã chỉ ra mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và thị trường như sau: Do không có thị trường thực sự, xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ không thể có những tính toán kinh tế hợp lý, do vậy, không thể phân phối tài nguyên một cách hợp lý, và nền kinh tế kế hoạch tất nhiên sẽ thất bại. [7]

Thứ hai, trong nền kinh tế kế hoạch, nhà nước dùng quyền lực để khống chế sự vận hành kinh tế, dựa vào quyền lực để nắm giữ các tài nguyên kinh tế và quyết định sử dụng những tài nguyên đó như thế nào. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tất nhiên cần có quyền lực tuyệt đối để ra mệnh lệnh thi hành, tất cả các công đoạn đều mang tính cưỡng chế, đây là một cơ chế kinh tế quyền lực. Kinh tế quyền lực, tất nhiên, trước tiên phải đáp ứng nhu cầu của chính phủ, đáp ứng yêu cầu về chính sách, chứ không xuất phát từ nhu cầu của người dân. Khi sản xuất không phù hợp với quy luật vận hành kinh tế, quyền lực nhà nước chắc chắn sẽ chà đạp và bóp méo sự vận hành kinh tế, từ đó gây ra hàng loạt vấn đề về kinh tế. Trong nền kinh tế kế hoạch, chính phủ với năng lực có hạn lại đóng vai trò một vị Thần toàn năng, nó có thể dùng quyền lực để bóp méo sự vận hành kinh tế, nhưng nó chắc chắn sẽ thất bại.

Chế độ kinh tế kế hoạch và nền chính trị dùng áp lực cao là một thể thống nhất không thể tách rời. Kế hoạch toàn quốc không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, khi xảy ra vấn đề, tất yếu sẽ nảy sinh nghi ngờ từ người dân và nội bộ chính phủ. Người cầm quyền sẽ cảm thấy quyền lực của mình bị đe dọa, dẫn đến kết quả tất yếu là “trấn áp chính trị” và “thanh trừng chính trị”. Mao Trạch Đông đã gạt bỏ quy luật kinh tế mà cưỡng chế thực hiện kế hoạch “Đại nhảy vọt”, gây ra nạn đói lớn trong ba năm, khiến quyền lực của bản thân ông ta bị đe dọa. Mối đe dọa này lại chính là động cơ chính yếu khiến ông ta phát động cuộc Cách mạng Văn hóa sau này.

Hậu quả của chế độ công hữu và nền kinh tế kế hoạch thể hiện rõ qua tình trạng của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Những năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đình trệ sản xuất, sản xuất cầm chừng, thua lỗ triền miên, không đủ khả năng trả nợ, phải dựa vào trợ giúp của chính phủ và gia hạn nợ của ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh. Do các doanh nghiệp này thời gian dài sống bằng hút máu từ nền kinh tế quốc dân nên chúng bị gọi là “doanh nghiệp thây ma”. [8]

Theo báo cáo, Trung Quốc có 150.000 doanh nghiệp nhà nước. Ngoại trừ những doanh nghiệp nhà nước lũng đoạn các ngành béo bở như dầu khí, viễn thông, lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước khác gần như rất thấp hoặc thua lỗ nghiêm trọng, dần dần mất vốn. Đến cuối năm 2015, tổng tài sản của các doanh nghiệp này chiếm 176% GDP, tổng số nợ chiếm 127% GDP, trong khi chỉ tạo ra lợi nhuận chiếm 3,4% GDP. Một số nhà kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp thây ma này đang kìm hãm nền kinh tế Trung Quốc. [9]

5. “Lý luận bóc lột” của Marx là luận điệu hoang đường, đảo ngược thiện ác, kích động thù hận

Đồng thời, nền kinh tế kế hoạch đã hoàn toàn tước đoạt quyền tự do kinh tế của con người. Việc nhà nước cưỡng chế sắp xếp cuộc sống của người dân thực chất là biến tất cả mọi người thành công cụ và nô lệ để tà linh cộng sản khống chế mọi mặt đời sống của họ, chính là nhốt con người vào một nhà ngục vô hình, cưỡng chế lấy đi ý chí tự do mà Thần ban cho con người, thay đổi nhân sinh quan mà Thần ban cho con người. Đây là thể hiện của kinh tế tà linh cộng sản đi ngược với Thần, đi ngược với quy luật tự nhiên.

Marx cho rằng chỉ có lao động mới sáng tạo ra giá trị. Nếu một công ty đầu tư 10 triệu đô la Mỹ vào năm nay và đạt doanh thu 11 triệu đô thì khoản lợi nhuận 1 triệu đô này đều do công nhân viên của công ty đó tạo ra. Theo lý luận của Marx, tư bản không tạo ra giá trị—gồm cả những tư liệu sản xuất của công ty như cửa hàng, hàng hóa và các phương tiện sản xuất—không tạo ra giá trị, mà đều từ vốn tư bản đầu tư mà có, nó chỉ chuyển hóa thành một bộ phận của giá thành. Giá trị do công nhân viên của công ty tạo ra (11 triệu đô) là cao hơn chi phí của công ty (bao gồm cả tiền lương của công nhân viên, cũng chính là giá sức lao động của họ), phần lợi nhuận 1 triệu đô là giá trị thặng dư do công nhân viên tạo ra, nhưng bị chủ lao động (nhà tư bản) chiếm không.

Từ đó, Marx tuyên bố rằng chính ông ta đã tìm ra được “bí mật” kiếm tiền của các nhà tư bản, ông ta cho rằng đây chính là căn nguyên tội lỗi của giai cấp tư sản. Nhà tư bản đầu tư xây dựng nhà máy và mở công ty đương nhiên vì muốn có lợi nhuận, nên theo quan điểm của Marx, giai cấp vô sản (công nhân) không tránh khỏi bị bóc lột. Nguồn gốc của tội ác bóc lột này là do chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra, nó thuộc về toàn bộ giai cấp tư sản. Vì thế, Marx đã đưa ra kết luận: muốn tiêu diệt tội ác bóc lột này thì cần phải phá hủy toàn bộ xã hội tư bản chủ nghĩa, cũng chính là tiêu diệt giai cấp tư sản, đem toàn bộ tài sản của các nhà tư sản sung công, xây dựng một xã hội theo chế độ công hữu, tiến hành chủ nghĩa cộng sản.

Lý luận hoang đường của Marx về sự bóc lột chủ yếu thể hiện ở hai phương diện. Đầu tiên, nó chia rẽ con người thành hai nhóm giai cấp đối lập nhau, là giai cấp tư sản nắm giữ tư bản và giai cấp vô sản không nắm giữ tư bản. Trên thực tế, từ khi các nước công nghiệp hóa nổi lên, sự luân chuyển giữa các giai tầng diễn ra càng mạnh. Sự luân chuyển giữa các giai tầng vào thời của Marx (đầu những năm 1800 đến những năm 1850) cũng tương tự như tình huống những năm 1970 ở Anh và Mỹ. [10] Các giai tầng vẫn luôn luân chuyển qua lại lẫn nhau. Vào thời đó, một người thuộc “giai cấp vô sản” chỉ cần mua cổ phần công chúng để có quyền sở hữu một phần của công ty nào đó thì người đó đã không còn là giai cấp vô sản nữa. Nếu giai cấp vô sản và giai cấp tư sản có thể tùy ý chuyển đổi như vậy thì cố ý phân định hai giai cấp như vậy không có ý đồ nào khác ngoài việc kích động đấu tranh.

Mặt khác, thông qua một hệ thống lý luận được dàn dựng công phu, nó đã lừa gạt mọi người dùng tiêu chuẩn mà nó tạo ra để thay thế tiêu chuẩn đạo đức truyền thống nhằm đảo ngược thiện ác, đúng sai. Cũng có nghĩa là việc đánh giá một cá nhân tốt hay xấu không dựa trên phẩm chất đạo đức của người đó mà dựa trên việc người đó có nắm giữ tư bản hay không. Chỉ cần là giai cấp tư sản thì đều có tội, vì họ dựa vào tư bản để bóc lột giai cấp vô sản (giai cấp lao động). Vì giai cấp vô sản là giai cấp bị áp bức, bóc lột, nên họ đương nhiên chiếm được ưu thế về đạo đức; bất kể họ đối xử thế nào với các nhà tư bản, họ đều có thể ngẩng cao đầu. Đây thực chất là biến việc nắm giữ tài sản thành tội ác, biến việc tước đoạt tài sản thành chính nghĩa, biến bạo lực và tước đoạt thành hợp pháp, hoàn toàn đảo ngược thị phi, thiện ác, kích động con người làm điều ác.

Ở Trung Quốc, Liên Xô cũ cho đến các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản Đông Âu cũ, đảng cộng sản đều cướp đoạt đất đai của địa chủ, cướp đoạt công xưởng, nhà máy của nhà tư bản, thậm chí không tiếc tay giết người phóng hỏa, vì tiền mà giết người, hủy diệt nhân tính, cuối cùng cướp đoạt tài sản của toàn dân, mở rộng ra thành chủ nghĩa khủng bố quốc gia… chính là dưới sự chỉ đạo của lý luận này mà ra. Còn những quy phạm đạo đức, tín ngưỡng truyền thống và những lời dạy của các thánh nhân đều bị dán nhãn “giai cấp bóc lột”, trở thành đối tượng có thể bị đánh đổ tùy thích. 

Lý luận của Marx đã bị chỉ trích rộng rãi trong giới triết học và giới kinh tế học. [11] Ở đây, xin lấy một vài ví dụ để làm rõ sự hoang đường, vô lý trong lý luận về bóc lột của Marx.

Marx cho rằng lao động tạo ra giá trị, giá trị được quyết định bởi thời gian lao động cần thiết cho việc sản xuất. Bản thân lý luận này đã rất nực cười. Giá trị không phải là thuộc tính khách quan cố hữu của hàng hóa, con người đa phần dựa vào cung và cầu để định ra thuộc tính chủ quan của mỗi loại hàng hóa. Rất nhiều nhà kinh tế học từng nghiên cứu về quá trình tạo ra giá trị, lý luận của họ hoàn toàn khác với lý luận một chiều phiến diện của Marx. Đa số các nhà kinh tế học đều cho rằng có rất nhiều nhân tố liên quan đến quá trình tạo ra giá trị—tối thiểu là đất đai, vốn (tư bản), lao động, khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro đầu tư v.v. Các hoạt động kinh tế là một hệ thống phức tạp, liên quan đến các công đoạn khác nhau trong dây chuyền sản xuất. Các nhân tố sản xuất khác nhau cần có phương thức quản lý nhất định; mỗi người đóng một vai trò không thể thiếu đối với toàn bộ dây chuyền sản xuất và đều đóng góp tạo nên “giá trị thặng dư”.

Ví dụ, nếu một nhà tư bản dự định đầu tư 1 triệu đô la Mỹ để thuê hai kỹ sư thiết kế sản xuất một sản phẩm đồ chơi mới, đồng thời lại thuê một nhân viên phát triển thị trường để quảng bá sản phẩm đó. Hai năm sau, sản phẩm đồ chơi được tiếp nhận rộng rãi, nhà tư bản kiếm được một khoản lợi nhuận là 50 triệu đô. Vậy phải chăng hai kỹ sư và nhân viên phát triển thị trường này đã bỏ rất nhiều thời gian lao động để tạo ra cái gọi là giá trị thặng dư 50 triệu đô la Mỹ này không? Hiển nhiên là không phải. Sở dĩ sản phẩm đồ chơi này có thể kiếm được hàng chục triệu đô la lợi nhuận là vì sáng kiến tạo ra món đồ chơi đã đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Tầm nhìn thị trường, năng lực tổ chức, quản lý và dũng khí chấp nhận rủi ro v.v. của nhà tư bản cũng góp phần tạo nên giá trị của sản phẩm đồ chơi đó.

Giả thiết rằng sáng kiến tạo ra sản phẩm đồ chơi này là của một trong hai kỹ sư thì khoản lợi nhuận 50 triệu đô la Mỹ này có phải là giá trị thặng dư từ sáng kiến tạo ra sản phẩm đồ chơi của kỹ sư đã bị nhà tư bản chiếm hữu mà không hoàn lại chút nào không? Cũng không phải. Bởi vì nếu kỹ sư này cho rằng sáng kiến tạo ra món đồ chơi của mình không nhận được thù lao xứng đáng thì anh ta hoàn toàn có thể tìm một công ty khác trả một mức lương cao hơn.

Trong thị trường tự do, sự cạnh tranh này cuối cùng sẽ đạt đến cân bằng, những công ty cướp đoạt lợi nhuận không hợp lý sẽ bị loại khỏi thị trường. Ngoài ra, vốn tư bản vốn có độ trễ (trong hai năm nhà tư bản cần phải tiết giảm chi phí, không thể chi tiêu đến khoản tiền này), đây cũng là công sức mà nhà đầu tư bỏ ra, do vậy việc nhà đầu tư nhận được thêm khoản thù lao này cũng là chính đáng, giống như cho vay tiền sẽ nhận được tiền lãi vậy.

Tham gia quyết định giá trị của sản phẩm còn có rất nhiều nhân tố “ngẫu nhiên”. Những nhân tố “ngẫu nhiên” này chỉ có thể được giải thích một cách hợp lý khi tham chiếu theo văn hóa và tín ngưỡng truyền thống.

Trong một số tình huống, việc giá trị được tăng thêm hay bị tổn thất có thể hoàn toàn không liên quan tới cái gọi là lao động xã hội. Ngày nay, một viên kim cương có giá trị hàng chục triệu đô la Mỹ, nhưng 5.000 năm trước vì xã hội không có nhu cầu nên giá trị của nó có thể không đáng một xu. Một người được thừa kế một mảnh đất hoang từ ông bà tổ tiên, nhưng có thể vì gần đó có một thành phố sắp khởi công hoặc bên dưới mảnh đất đó người ta phát hiện một mỏ đất hiếm mà khiến cho giá trị của mảnh đất có thể đột nhiên tăng gấp trăm lần. Giá trị tăng thêm này không hề cần đến bất kỳ sức lao động nào của con người. Món tài sản khổng lồ từ trên trời rơi xuống này có lúc cũng được gọi là “vận may”. Quan niệm văn hóa truyền thống phương Đông và phương Tây đều cho rằng đây là đặc ân mà Thần ban cho con người.

Để chứng minh “tính hợp lý” và “tính tất yếu” của chế độ công hữu, Marx đã lấy giá trị thặng dư làm cơ sở cho lý luận bóc lột, biến hoạt động kinh tế làm giàu bằng kinh doanh chân chính của con người thành hành vi tiêu cực, vô đạo đức. Lý luận của ông ta rót đầy thù hận hòng kích động con người phá hoại và lật đổ trật tự kinh tế và chế độ kinh tế vốn có.

Quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân, địa chủ và nông dân là mối quan hệ hai bên cùng có lợi, là quan hệ hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau, là quan hệ cộng sinh, anh sống thì tôi cũng sống. Marx đã ra sức tuyệt đối hóa, cực đoan hóa, khuếch đại không giới hạn mâu thuẫn giữa họ, biến thành mối quan hệ đối địch người sống kẻ chết. Thực ra, trong những nhà tư bản cũng có người tốt, người xấu, trong những công nhân cũng vậy. Trong hoạt động kinh tế, đối tượng cần phải vạch trần và trừng phạt không phải nhà tư bản, cũng không phải là công nhân, mà là những kẻ phá hoại, làm tổn hại đến sự vận hành bình thường của nền kinh tế. Còn để đánh giá một người, chúng ta cần phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức và hành vi của người đó chứ không phải căn cứ vào tài sản, địa vị của họ.

Con người có thể bằng nỗ lực của bản thân để cải biến tình hình kinh tế và địa vị xã hội của mình. Công nhân có thể tích lũy tài sản để trở thành nhà đầu tư, nhà đầu tư cũng có thể vì đầu tư thất bại mà trở thành người vô sản. Xã hội chính là không ngừng biến động và vận chuyện, giống như dòng sông vậy. Người lao động và nhà đầu tư trong xã hội hiện đại thường xuyên đổi chỗ cho nhau, hoặc đồng thời kiêm cả hai vai trò này. Họ đầu tư lợi nhuận vào sản xuất, tạo ra cơ hội việc làm, gia tăng của cải xã hội, phục vụ lợi ích cho quảng đại quần chúng. Ngay cả người sáng lập phong trào công đoàn Mỹ cũng nói: “Tội nặng nhất của người lao động là để cho một công ty rơi vào tình trạng không có lợi nhuận.” [12]

“Lý luận giá trị thặng dư” hoang đường của Marx đã dán nhãn “bóc lột” cho mọi hoạt động chính đáng của người sở hữu đất đai và nhà tư bản, kích động thù hận, đấu tranh, tư duy đảo lộn, cướp đi hàng triệu sinh mệnh con người.

6. Căn nguyên của chủ nghĩa bình quân tuyệt đối là thù hận và đố kỵ

6.1 Chủ nghĩa bình quân tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở thù hận và đố kỵ

Chủ nghĩa cộng sản tuyên truyền “chủ nghĩa bình quân tuyệt đối”, là sự bình đẳng về kết quả. Một mặt, nó tỏ ra vô cùng quang minh chính đại, khiến rất nhiều người tin tưởng nó một cách mù quáng. Mặt khác, nó lại kích động sự thù hận và đố kỵ của con người. Biểu hiện về phương diện kinh tế là người ta không thể khoan dung với những người giàu có hơn mình, có cuộc sống tốt hơn mình, có công việc nhẹ nhàng hơn mình, có điều kiện tốt hơn mình. Người ta muốn mọi thứ phải bình đẳng, anh có, tôi cũng phải có; anh có thể đạt được thì tôi cũng phải đạt được. Điều đó được gọi một cách đẹp đẽ là “mọi người đều bình đẳng”, “thế giới đại đồng”.

Tư tưởng của chủ nghĩa bình quân tuyệt đối ít nhất thể hiện ở hai phương diện. Thứ nhất, đối với những người chưa đạt được trạng thái “bình đẳng”, xúi giục họ bất mãn với địa vị kinh tế của mình là linh đan của ma quỷ để kích động thù hận. Nó kích thích tư tưởng không an phận của con người, người khác có thì mình cũng phải có, hơn nữa còn dùng thủ đoạn bất chính, thậm chí dùng bạo lực để cướp đoạt, biểu hiện cực đoan là phá hoại tài sản của người khác, dùng thủ đoạn bất hợp pháp để giết người cướp của, độc ác nhất là phát động cách mạng bạo lực.

Để kích động sự bất mãn của con người, Marx phân chia xã hội thành hai giai cấp hoàn toàn đối lập dựa trên quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: ở nông thôn là địa chủ và nông dân, ở thành thị là nhà tư bản và công nhân, khiến con người vì đố kỵ mà thù hận những người đối lập với mình, khiến giai cấp này phải lấy mạng của giai cấp kia. Địa chủ thì giàu, nông dân thì nghèo, vậy làm thế nào? Cướp! Địa chủ dựa vào cái gì mà giàu? Muốn giàu thì mọi người cùng giàu.

Theo đó, Trung Cộng hô hào nông dân làm “cải cách ruộng đất”, chính là “đánh thổ hào để phân chia ruộng đất”, cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, ai không chịu thì giết, còn phải diệt cỏ tận gốc. Đảng cộng sản trước tiên kích động lũ côn đồ, lưu manh lười nhác đi gây chuyện, “Giường khảm ngà của tiểu thư, phu nhân nhà giàu cũng có thể giẫm đạp lên.” Tiếp đến cưỡng ép toàn bộ nông dân đứng lên đấu tranh với địa chủ. Hàng triệu địa chủ đã bị rơi đầu.

Thứ hai, đối với những người cơ bản đã có trạng thái “bình đẳng”, tư tưởng bình đẳng tuyệt đối thể hiện ra là có gì tốt thì mọi người chia đều nhau, ai lộ diện thì công kích người đó, làm nhiều hay làm ít đều như nhau, làm hay không làm cũng như nhau.

Trên bề mặt, xem ra mọi người đều giống nhau, nhưng con người có sự khác nhau về cá tính, trí lực, thể lực, chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp, chức vụ, giáo dục, hoàn cảnh sống, mức độ chịu khổ, nhẫn nại, tinh thần sáng tạo v.v., đóng góp cho xã hội cũng khác nhau, sao có thể đòi hỏi kết quả giống nhau được? Nhìn từ góc độ này thì không bình đẳng mới là bình đẳng thực sự, còn cái bình đẳng mà chủ nghĩa cộng sản truy cầu mới là bất bình đẳng và bất công thật sự. Người xưa ở Trung Quốc có câu: “Thiên đạo thù cần” (đạo Trời đền đáp cho người cần cù phấn đấu vươn lên), ông Trời sẽ căn cứ theo nỗ lực mà mỗi cá nhân bỏ ra để đền đáp cho họ tương xứng. Sự bình đẳng tuyệt đối không thể tồn tại trong cuộc sống hiện thực.

Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng chủ nghĩa bình quân tuyệt đối, làm việc xấu và làm việc tốt cũng như nhau, chăm chỉ làm việc và lười nhác cũng như nhau. Kẻ lười nhác giả tạo thì được quan tâm, người có tài năng, cần cù lao động thì bị trừng phạt, thậm chí bị người khác oán hận và kỳ thị, mỗi cá nhân đều đi chậm lại, nhìn vào người đi chậm nhất mà sánh bước, tạo nên hiện tượng kỳ quái “kinh tế đồng loạt đi xuống”. Kỳ thực là muốn mọi người đều trở nên lười biếng, đều chờ người khác bỏ công sức, còn bản thân thì nhân tiện hưởng lợi, hoặc không làm mà hưởng, hoặc lấy thứ của người khác mà mình không có, gây nên hiện tượng “đạo đức đồng loạt trượt dốc”.

Cái hận và đố kỵ thúc đẩy “chủ nghĩa bình quân tuyệt đối” là căn nguyên độc hại trong quan điểm kinh tế của chủ nghĩa cộng sản. Thiện ác trong con người là đồng thời tồn tại. Tín ngưỡng phương Tây nói về bảy loại tội, văn hóa phương Đông nói con người có Phật tính và ma tính. Biểu hiện của Phật tính là thiện lương, khả năng chịu khổ, biết nghĩ cho người khác; biểu hiện của ma tính là ích kỷ, lười biếng, đố kỵ, ác độc, cường bạo, cướp bóc, dựng chuyện thị phi, giả dối, thù hận, phát cuồng, dâm loạn, bạo ngược, coi mạng người như cỏ rác, không làm mà hưởng v.v. Chế độ kinh tế cộng sản cố ý kích phát ma tính của con người, phóng đại mặt ác của con người như đố kỵ, tham lam, lười biếng v.v., khiến con người đánh mất bổn phận làm người phải có, vứt bỏ giá trị quan truyền thống hàng nghìn năm qua. Nó dẫn dụ, kích thích những thứ xấu xa nhất trong nhân tính con người, từ đó làm động lực ban đầu thúc đẩy cách mạng cộng sản.

Adam Smith, một triết gia và là nhà kinh tế của thế kỷ 18, đã nói trong cuốn “Lý thuyết về tình cảm đạo đức” rằng đạo đức là cơ sở cho sự thịnh vượng của nhân loại. Việc tuân thủ những quy phạm đạo đức phổ biến đó “là cơ sở cho chính sự tồn tại của xã hội nhân loại, nếu nhân loại không tôn trọng những quy tắc ứng xử quan trọng đó thì xã hội sẽ sụp đổ trong chớp mắt.” [13]

Lawrence Kudlow, chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ cho rằng sự thịnh vượng về kinh tế phải tồn tại song song với đạo đức. Trong lĩnh vực kinh tế, chỉ khi con người làm theo nguyên tắc đạo đức thì thị trường tự do và nền kinh tế mới có thể vận hành tốt. Ông viết rằng nếu Hoa Kỳ có thể tuân theo “nguyên tắc hàng đầu”—bám sát các giá trị đạo đức là căn cứ lập quốc của nước Mỹ—thì sự phát triển của đất nước này là vô hạn.” [14]

Hậu quả mà chủ nghĩa bình quân tuyệt đối gây ra cho các quốc gia trên thế giới không nằm ngoài dự liệu của con người. Chủ nghĩa bình quân của cộng sản sử dụng quyền lực của nhà nước để tước đoạt tài sản tư hữu của người dân, một mặt củng cố thêm quyền lực của ma quỷ, mặt khác lại khiến cho rất nhiều người bớt đi cảm giác tội lỗi, tăng thêm cảm giác thỏa mãn, dương dương tự đắc khi chiếm không tài sản của người khác. Đây chính là thủ đoạn mê hoặc con người của ma quỷ.

6.2 Thúc đẩy bình đẳng về kinh tế là bàn đạp để tiến lên chủ nghĩa cộng sản

Dưới ảnh hưởng của tư tưởng bình quân tuyệt đối, xã hội phương Tây rầm rộ kêu gọi “công bằng xã hội”, “quy định mức lương tối thiểu”, “xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng”, “cùng làm cùng hưởng”, v.v.. Những yêu cầu này đều hướng tới sự bình đẳng về kết quả, ẩn chứa đằng sau đó là nhân tố tà linh cộng sản. Nếu không chú ý đến vấn đề này, người ta sẽ dễ dàng mắc bẫy.

Từ góc độ của chủ nghĩa cộng sản mà xét, nó không hề quan tâm những nhóm người yếu thế này có được bình đẳng hay không, địa vị xã hội của họ có khá lên không. Nó chỉ lợi dụng những phong trào này để kích động tâm lý bất mãn của con người mà thôi. Nếu thành công thì nó càng được thể tiến tiếp, lại tiếp tục đòi hỏi quyền bình đẳng trong lĩnh vực mới, vĩnh viễn không có điểm dừng. Nếu không thành công, nó liền tạo ra một cuộc chiến dư luận và tiếp tục kích động tâm lý bất mãn, gia tăng quan niệm về quyền bình đẳng của mọi người, gây dư luận rộng rãi trong xã hội.

Vì chủ nghĩa cộng sản dùng nhiều phương thức khác nhau kích động sự bất mãn của mọi người trong nhiều lĩnh vực xã hội nên một khi những bất mãn này cộng hưởng với nhau, đồng thời bộc phát thì sẽ khiến xã hội càng thêm hỗn loạn, và tạo thời cơ cho cách mạng nổ ra. Kẻ thao túng đằng sau luôn có thể tìm ra bộ phận yếu thế nhất trong cộng đồng, rồi kích động những người này đòi quyền bình đẳng về kinh tế, quá trình này có thể liên tục lặp đi lặp lại, nếu không đạt được “bình đẳng tuyệt đối” thì nhất quyết không dừng lại. Những cuộc kháng nghị đòi cái gọi là “công bằng xã hội” đã trở thành bàn để hướng đến chủ nghĩa cộng sản. Các quốc gia tự do phương Tây đang bị bào mòn theo tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản— đây là một sự thực không thể chối cãi.

Trong thực tiễn, những biện pháp cụ thể này thường mang lại kết quả trái với mong muốn, đối tượng cần được bảo vệ lại bị kỳ thị và đả kích. Ví dụ như quy định mức lương tối thiểu, bề ngoài là bảo vệ quyền lợi của công nhân nhưng lại khiến cho rất nhiều nhà máy phải cân nhắc vấn đề giá thành quá cao mà không thuê công nhân nữa, dẫn đến nhiều công nhân hơn bị thất nghiệp.

Kỹ năng của con người không phải do một ngày mà thành. Cần có một quá trình không ngừng tích lũy, nâng cao tay nghề, năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Nếu cứ nhất quyết phải định ra mức lương tối thiểu thì trên thực tế đã tước đi cơ hội đào tạo của những người làm công việc tay nghề thấp, tiền lương thấp mà dần dần nâng cao tay nghề để được trả lương cao hơn. Việc đặt ra mức lương tối thiểu vừa vi phạm quy luật kinh tế, vừa dẫn đến việc chính phủ can thiệp quá sâu vào nền kinh tế.

Có người dùng cái cớ “cùng làm cùng hưởng” để đòi cải cách xã hội. Họ viện dẫn số liệu để chứng minh rằng mức lương bình quân của nam giới người da đen thấp hơn của người da trắng, rồi mức lương bình quân của phụ nữ thấp hơn của nam giới, rằng sự khác biệt về thu nhập này là kết quả của sự kỳ thị chủng tộc và kỳ thị giới tính. Trên thực tế, kiểu so sánh chung chung này là bất hợp lý.

Khi so sánh giữa những nhóm người như nhau thì kết quả sẽ hoàn toàn khác. Có học giả nghiên cứu phát hiện rằng những gia đình người da đen mà cả hai vợ chồng đều có trình độ giáo dục đại học trở lên thì thu nhập của họ còn cao hơn hoặc bằng gia đình người da trắng có cùng trình độ. [14] Tuy nhiên, tỷ lệ những gia đình người da đen như vậy trong cộng động khá ít, nên người ta sẽ thấy sự chênh lệch khá lớn về mức lương bình quân giữa người da đen và người da trắng. Sự so sánh cụ thể, chính xác vốn dĩ là bình thường, nhưng khi có nhân tố cộng sản kích động mâu thuẫn và đấu tranh, người ta lại thể hiện sự mù quáng có mục đích. 

Chủ nghĩa cộng sản không hề quan tâm đến an sinh của nhóm người yếu thế. Nó chỉ muốn lợi dụng khẩu hiệu mà kéo con người vào con đường cộng sản, con đường đi đến hủy diệt.

6.3 Chủ nghĩa cộng sản sử dụng công đoàn để phá hoại xã hội tự do

Ngày nay, người ta đều biết ngành sản xuất của Mỹ đã mất đi nhiều cơ hội việc làm – điều đó đã trở thành một hiện tượng. Song rất nhiều người không biết công đoàn là một trong những tác nhân chủ yếu. Công đoàn vốn tự xưng là giúp bảo vệ quyền lợi cho giai cấp lao động, nhưng vì sao nó lại trở thành kẻ cầm đầu gây tổn hại tới lợi ích của công nhân? Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử quá trình phát triển và sứ mệnh của công đoàn để hiểu rõ điều này.

Công đoàn, ban đầu, là tổ chức do những người lao động không có kỹ thuật và kỹ thuật thấp thành lập một cách tự phát để đàm phán với nhà tư bản sử dụng lao động. Ở một mức độ nào đó, nó giúp điều tiết và giải quyết sự đối lập và mâu thuẫn giữa công nhân và nhà tư bản. Nhưng nhân tố cộng sản đã biến công đoàn thành công cụ chính sách, công cụ để tiến hành phong trào cộng sản chủ nghĩa.

Khi bàn về vấn đề công đoàn, Friedrich Engels đã nêu rõ: “Sẽ rất nhanh đến lúc giai cấp lao động hiểu ra rằng đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, và toàn bộ hoạt động mà các Công đoàn hiện đang tiến hành, bản thân đó không phải là mục đích, mà chỉ là một thủ đoạn, là một thủ đoạn cực kỳ cần thiết và hữu hiệu, nhưng đó chỉ là một trong những thủ đoạn để đạt được mục đích cao hơn: chính là xóa bỏ hoàn toàn chế độ trả lương.” [16]

Lenin cho rằng thành lập công đoàn và tranh thủ địa vị hợp pháp của công đoàn là biện pháp quan trọng để giai cấp lao động giành lấy quyền lãnh đạo cách mạng dân chủ từ tay giai cấp tư bản. Đồng thời, ông ta cho rằng công đoàn sẽ trở thành xương sống của Đảng Cộng sản và là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh giai cấp. Trong một bài phát biểu, Lenin còn đề xuất công đoàn là “trường học của chủ nghĩa cộng sản”, là biện pháp để xây dựng quan hệ giữa Đảng Cộng sản và quần chúng. Công tác hàng ngày của công đoàn là thuyết phục quần chúng, đưa họ từ chủ nghĩa tư bản quá độ sang chủ nghĩa cộng sản. “Công đoàn là ‘bồn chứa’ của quyền lực nhà nước”. [17]

Trong nửa cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa cộng sản và phe cánh tả đã lợi dụng công đoàn để kích động công nhân bãi công quy mô lớn, có lúc đưa ra những yêu sách gay gắt về vốn tư bản, thậm chí còn dùng đến cả những thủ đoạn bạo lực để phá hoại máy móc, công xưởng v.v.. Công đoàn đã trở thành vũ khí lợi hại để chủ nghĩa cộng sản chống lại chủ nghĩa tư bản và tiến hành đấu tranh chính trị. Tà linh cộng sản chỉ sợ thiên hạ chưa đủ loạn, nó chỉ muốn nhân lúc loạn mà trục lợi, đục nước béo cò.

Tháng 10 năm 1905, hơn 1,7 triệu công nhân ở Nga tham gia vào cuộc bãi công chính trị trên toàn nước Nga, khiến kinh tế toàn quốc bị tê liệt. Trong thời gian đó, Xô-viết ở Petrograd, một tổ chức công đoàn hiếu chiến hơn đã được thành lập. Tổ chức này được Lenin gọi là “mầm mống của chính phủ cách mạng”, sẽ trở thành “trung tâm chính trị” của nước Nga. Nói cách khác, chính quyền Xô-viết được xây dựng trong Cách mạng Tháng 10 năm 1917 bắt nguồn từ tổ chức công đoàn. [18]

Công đoàn ở các quốc gia phát triển phương Tây cũng bị các nhân tố cộng sản thâm nhập sâu rộng và lợi dụng. Công nhân và nhà tư bản vốn có quan hệ cộng sinh, nhưng cộng sản lại ra sức kích động, cường điệu hóa mâu thuẫn giữa họ. Một trong những công cụ quan trọng của nó chính là công đoàn. Công đoàn biến việc thương lượng tiền lương giữa ban lãnh đạo và người lao động thành cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, hợp lý hóa và cường điệu mặt đối lập trong mối quan hệ này, đồng thời lợi dụng nó để hợp pháp hóa sự tồn tại của nó. Từ đó, công đoàn không ngừng kích động sự bất mãn của công nhân, chỉ trích nhà tư bản vì bất cứ vấn đề nào, và kích động mâu thuẫn giữa hai bên. Đây là một trong những bí quyết quan trọng hàng đầu cho sự sinh tồn của nó.

Công đoàn cũng có thể mang lại cho công nhân lợi ích ở một số phương diện trong một thời gian ngắn, nhưng từ góc độ kinh tế dài hạn thì vật hy sinh lớn nhất trong các phong trào của công đoàn do chủ nghĩa cộng sản chỉ đạo lại là bản thân giai cấp lao động. Đó là vì nếu các doanh nghiệp của nhà tư bản bị sụp đổ thì người chịu tổn thất lớn nhất chính là công nhân vì bị mất việc làm và kế sinh nhai. Trên bề mặt thì công đoàn đấu tranh vì lợi ích của công nhân, nhưng thực tế, họ lại khiến doanh nghiệp mất đi năng lực cạnh tranh. Nói cụ thể, có nguyên nhân từ hai phương diện.

Thứ nhất, công đoàn hô hào bảo vệ quyền lợi của công nhân, nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sa thải những nhân viên làm việc không chăm chỉ, hiệu suất lao động không cao. Điều này vô hình trung đã dung túng cho những nhân viên lười biếng, không có chí tiến thủ, gây nên sự bất bình đẳng đối với những nhân viên cần mẫn, còn khiến họ mất đi tinh thần tích cực. Nhân lực là nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của công ty, song sự bảo hộ của công đoàn đối với những nhân viên yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp mất đi năng lực cạnh tranh.

Thứ hai, công đoàn hô hào đòi phúc lợi (bao gồm lương hưu, bảo hiểm y tế, v.v.), không ngừng gia tăng gánh nặng chi phí cho công ty, cuối cùng, công ty buộc phải cắt giảm tiền đầu tư cho nghiên cứu phát triển, vì thế mà giảm sức cạnh tranh, hoặc buộc phải tăng giá bán sản phẩm, từ đó tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng. Các nghiên cứu chỉ ra đây chính là lý do vì sao các công ty không có công đoàn như Toyota và Honda có thể tạo ra những sản phẩm xe hơi chất lượng cao hơn mà giá thành lại rẻ hơn, trong khi các hãng xe hơi có công đoàn như Detroit của Mỹ lại không thể làm được như vậy. [19]

Edwin Feulner, người sáng lập Quỹ Di sản Mỹ (Heritage Foundation) nhận xét về công đoàn như sau: “Dường như các công ty đang gánh trên mình một gánh nặng rất lớn, khiến các công ty mất đi tính linh hoạt, không thể phản ứng nhanh nhạy với những biến đổi nhu cầu của thị trường.” [20]

Tình hình trên trở nên nghiêm trọng hơn khi công đoàn lũng đoạn thị trường lao động. Công đoàn có thể ảnh hưởng rất lớn đến các quyết sách của doanh nghiệp, đưa ra những yêu cầu bất hợp lý, có khi còn hà khắc. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của công đoàn, nó sẽ dùng đến thủ đoạn “đấu tranh”, bao gồm các kháng nghị, bãi công và kích động các phong trào xã hội, khiến các doanh nghiệp khó bề ứng phó, rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí bước vào đường cùng.

“Liên hiệp Công nhân Xe hơi” (United Auto Worker) là tổ chức công đoàn đại diện cho công nhân hãng xe Detroit. Tổ chức này thường xuyên tổ chức cho công nhân bãi công. Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, công đoàn đấu tranh đòi tiền lương cộng với phúc lợi của công nhân lên tới 70 đô la Mỹ một giờ, khiến cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Mỹ gần như bị phá sản. [21]

Do sự dẫn dắt của công đoàn làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cuối cùng dẫn tới giảm cơ hội việc làm. Từ năm 1977 đến năm 2008, cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp xản xuất có công đoàn giảm 75%, trong khi ở các doanh nghiệp sản xuất không có công đoàn lại tăng lên 6%.

Tình huống tương tự cũng xảy ra với các doanh nghiệp phi sản xuất. Lấy ngành xây dựng làm ví dụ. Báo cáo chỉ ra rằng: “Khác với ngành sản xuất, ngành xây dựng của Mỹ đã tăng trưởng đáng kể từ cuối những năm 1970 luôn tăng trưởng. Tuy nhiên, số việc làm trong các doanh nghiệp xây dựng không có công đoàn từ năm 1977 đến nay đã tăng trưởng 159%.” [22]

Ngoài ra, công đoàn là công cụ mà cộng sản sử dụng để thúc đẩy chủ nghĩa bình quân trong nội bộ doanh nghiệp. Nghiên cứu của Quỹ di sản Mỹ cho thấy công đoàn đòi doanh nghiệp trả lương theo thâm niên công tác của nhân viên (tương đương với “số năm phục vụ” ở các nước xã hội chủ nghĩa) mà không xem xét đến những cống hiến và kết quả làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. “Các giao kèo của công đoàn khống chế tiền lương: Họ làm giảm tiền lương của nhân viên có hiệu suất làm việc cao trong khi tăng tiền lương cho nhân viên có hiệu suất làm việc thấp”, tổ chức này cho hay. [23]

Đây chính là sự kế thừa chủ nghĩa bình quân tuyệt đối của chủ nghĩa cộng sản, nó đồng nghĩa với việc phân phối lại tài sản của nhân viên, chẳng qua nó được tiến hành trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp mà thôi. Sự can thiệp vào chính sách nội bộ của doanh nghiệp và lũng đoạn thị trường lao động này thực chất là phá hoại thị trường tự do.

Chủ trương hiếu chiến của công đoàn trong cái được gọi là mang lại cho công nhân những bảo đảm tốt nhất về phúc lợi và công việc cuối cùng lại gây tổn hại cho doanh nghiệp cũng như cho toàn thể nền kinh tế. Một cuộc điều tra dư luận năm 2005 cho thấy “đa số gia đình có người gia nhập công đoàn đều không tán thành công đoàn Mỹ”, nhưng “nguyên nhân vì sao họ không tán thành lại chưa từng được đại hội công đoàn hay truyền thông của công đoàn đem ra thảo luận cởi mở.” [24]

Nhìn từ mọi khía cạnh, những công nhân làm việc chăm chỉ cần cù thực sự lại trở thành vật hy sinh, còn cộng sản lại trở thành kẻ thắng lớn nhất trong hoạt động công đoàn. Về cơ bản, cộng sản muốn lợi dụng công đoàn để về lâu dài từng bước phá hủy nền kinh tế tự do của chủ nghĩa tư bản, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, phá hoại phương thức sinh hoạt bình thường của nhân loại.

Các công đoàn bị chủ nghĩa cộng sản thâm nhập và dưới sự chỉ đạo của “phong trào tiến bộ” đã biến thành một nhóm lợi ích, tựa như một tập đoàn lớn hoạt động vì lợi nhuận, trong đó, cấp lãnh đạo có lợi ích cá nhân rất lớn, hiện tượng tham nhũng trở nên phổ biến. [25]

Công đoàn đã trở thành công cụ của phe cánh tả để đấu tranh với chủ nghĩa tư bản tại các quốc gia dân chủ. Nó luôn đòi hỏi “công bằng xã hội” và “công bằng” một chiều, tạo nên gánh nặng cực lớn về phúc lợi, gây trở ngại lớn đối với việc cải cách và nâng cao hiệu suất của ngành công nghiệp sản xuất, ngành dịch vụ, giáo dục, cũng như các bộ ngành chính phủ. Khi thời cơ chưa chín muồi, nó nằm phục chờ thời, khi thời cơ đến, nó sẽ lập tức xông lên, tạo ra những phong trào xã hội lớn để thực hiện mục tiêu của nó. Công đoàn là cái đục mà chủ nghĩa cộng sản dùng để phá hoại xã hội tự do.

7. “Lý tưởng” cộng sản chủ nghĩa là mồi nhử dẫn dụ nhân loại đi đến hủy diệt

Mặc dù lý luận của chủ nghĩa cộng sản đầy rẫy sơ hở và mâu thuẫn nội tại, nhưng rất nhiều người lại bị nó dụ dỗ, lừa gạt. Bởi vì Marx đã vẽ nên cho con người thế gian một viễn cảnh thiên đường tươi đẹp của chủ nghĩa cộng sản, nó có tính mê hoặc cực lớn. Nó dùng những từ như: “của cải vật chất cực kỳ phong phú”, “chuẩn mực đạo đức cao hơn nhiều”; “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”; không có chế độ tư hữu, không có khoảng cách giàu nghèo, không có giai cấp thống trị, không có bóc lột; mọi người đều tự do, bình đẳng, con người được phát triển năng lực toàn diện, mọi người sống cuộc sống hạnh phúc, vô cùng tươi đẹp.

Những từ ngữ lừa người này lúc mới đầu đã từng hấp dẫn rất nhiều người vì nó mà phấn đấu vì nó. Hiện nay, cũng có không ít người phương Tây chưa từng có kinh nghiệm đau thương khi sống ở những quốc gia cực quyền cộng sản, nên họ vẫn ôm giữ những suy nghĩ hão huyền này, họ tiếp tục thổi lửa cho lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.

Trên thực tế, mọi tư tưởng mà Marx đề xuất đều là không tưởng.

Chủ nghĩa Marx tự cho rằng của cải vật chất của xã hội cộng sản sẽ cực kỳ phong phú. Nhưng dục vọng của con người là không có giới hạn, nhu cầu của con người cũng không có giới hạn, trong khi tri thức của nhân loại là hạn chế, thời gian làm việc và nguồn tài nguyên của trái đất là hữu hạn, nên sự thiếu thốn và khan hiếm là điều bình thường, cũng là điều tất nhiên. Đây cũng là xuất phát điểm căn bản nhất của tất cả các nghiên cứu kinh tế học. Nếu như không bị hạn chế bởi những điều kiện này, người ta sẽ không phải tìm kiếm xem phương thức sản xuất nào có hiệu quả nhất, mà có thể tùy ý lãng phí, bởi vì của cải của xã hội phong phú, dùng mãi không hết.

Chủ nghĩa Marx tự cho rằng chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội cộng sản cực kỳ cao. Nhưng trong con người đồng thời có thiện và ác, muốn chuẩn mực đạo đức nâng cao thì cần có sự dẫn dắt của tín ngưỡng, của giá trị quan truyền thống, và sự nỗ lực tu dưỡng của mỗi cá nhân.

Chủ nghĩa Marx tuyên dương Thuyết vô Thần và đấu tranh giai cấp, khiến mặt ác của con người bị phóng đại vô hạn. Con người không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng chỉ là công cụ chính trị của Đảng Cộng sản mà thôi. Hơn nữa, dưới chế độ cộng sản, tôn giáo bị lợi dụng để bảo vệ chính quyền bạo lực và dẫn dắt con người đi sai đường, phản đối Thần, bài xích Thần, khiến con người càng ngày càng xa rời Thần. Con người ngày nay khi không có chính tín vào Thần, không có ước thúc bản thân thì đạo đức chỉ có thể trượt trên dốc lớn. Ngoài ra, Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, kẻ nào cũng là bạo chúa, ngông cuồng, dâm loạn, không hề có chút đạo đức nào. Kỳ vọng chuẩn mực đạo đức của những người theo họ nâng cao lên còn khó hơn là leo cây tìm cá, chỉ là chuyện hoang đường.

Chủ nghĩa Marx cũng tuyên bố mang lại bình đẳng cho tất cả mọi người. Nhưng như đã nói ở trên, chủ nghĩa xã hội tất nhiên sẽ dẫn đến chủ nghĩa độc tài. Quyền lực là cơ sở để phân bổ tài nguyên, nhưng phân bổ quyền lực dưới chế độ độc tài lại là bất bình đẳng nhất, vì thế việc phân bổ tài nguyên cũng là bất bình đẳng nhất. Ở tất cả những quốc gia theo chủ nghĩa xã hội, mọi người đều thấy được sự tồn tại của giai cấp đặc quyền, sự chênh lệch giàu nghèo cực lớn, và tình trạng chính quyền áp bức dân thường.

Chủ nghĩa Marx lừa mị con người bằng lời hứa “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. [26] Tuy nhiên, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa lại dựa vào quyền lực, mọi thứ đều nhảy múa theo cây gậy chỉ huy của quyền lực. Dân thường trong xã hội ngay cả quyền tự do cơ bản còn không có, thì căn bản không thể làm theo năng lực. Mà nhu cầu của con người là vô hạn, ngay cả người giàu nhất trên trái đất cũng không thể có được tất cả những thứ mà người đó muốn, huống chi là người bình thường. Ngay cả sản phẩm cực kỳ phong phú còn không có được, do sự khan hiếm về tài nguyên, thì việc hưởng theo nhu cầu càng không thể xảy ra.

Chủ nghĩa cộng sản cũng lừa gạt con người bằng cách hứa hẹn “mỗi thành viên trong xã hội được phát triển năng lực toàn diện”. Chủ nghĩa Marx tuyên bố rằng phân công lào động tạo ra sự khác biệt. Trên thực tế, phân công là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của xã hội. Đúng như lập luận của Adam Smith trong cuốn “Tài sản quốc gia”, phân công lao động sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ và kinh tế thịnh vượng. Sự khác biệt do phân công lao động mang lại không nhất định là mâu thuẫn, cũng không khiến con người trở nên dị thường, đơn điệu và không còn nhân tính. Con người làm việc trong các ngành các nghề đều có thể không ngừng nâng cao đạo đức, cống hiến cho xã hội, mang lại hạnh phúc cho người khác.

Viễn cảnh kinh tế của chủ nghĩa cộng sản là một thể chế kinh tế phản đạo đức. Thực tiễn đã minh chứng đầy đủ, rõ ràng rằng nó gây tai hại cho những quốc gia xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Các hình thức kinh tế cộng sản chủ nghĩa biến tướng ở phương Tây cũng gây nhiều tổn hại cho xã hội. Chủ nghĩa cộng sản không thể tránh khỏi tạo nên chính quyền bạo lực cực quyền cùng với nghèo đói, bần cùng, hơn nữa nó không ngừng kích động ma tính trong tâm con người trỗi dậy, hủy diệt đạo đức của con người, nó là trào lưu đi ngược lại truyền thống, tà ác nhất, xấu xa nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhìn lại lịch sử 100 năm của chủ nghĩa cộng sản, thực tế tàn khốc hết lần này đến lần khác phơi bày cho con người thế gian thấy đó là lịch sử của sự kích động thù hận, tàn sát và tội ác. Tất cả các quốc gia độc tài cộng sản đều là những quốc gia bạo lực thảm sát hung hãn nhất, khai thác cạn kiệt tài nguyên để phục vụ mục đích quân sự, là nơi nhân dân mất quyền tự do và nhân quyền cơ bản nhất. Chúng cực kỳ hiếu chiến, vơ vét bóc lột nhân dân để vỗ béo một thiểu số tập đoàn thế lực cầm quyền, đày ải công nhân, nông dân và quảng đại dân chúng.

Phong trào cộng sản không chỉ tước đi sinh mạng quý giá của con người mà còn hủy hoại nền văn hóa và đạo đức vốn có. Đặc biệt, ở Trung Quốc dưới chế độ cộng sản, đạo đức đã trượt dốc đến mức đáng sợ, vượt xa sức tưởng tượng của con người. Nạn thu hoạch nội tạng từ những người tu luyện lương thiện còn sống đã biến thành ngành kinh tế phát đạt do nhà nước quản lý. Cộng sản biến người thành quỷ, biến bác sỹ vốn là thiên sứ áo trắng cứu người thành ác quỷ giết người. Hơn nữa, Trung Cộng sớm đã vươn bàn tay ma quỷ của nó ra toàn thế giới. Những quốc gia vốn bảo vệ nhân quyền cũng vì lợi ích kinh tế mà giả câm giả điếc trước những tội ác khủng khiếp của nó, dung túng nó.

Trong thế kỷ trước, dựa vào lý tưởng cộng sản nguyên thủy, cộng sản đã thành công trong việc dẫn dụ quần chúng phổ thông, phần tử trí thức và thanh niên. Sau khi khối cộng sản Đông Âu bị giải thể, các chính quyền cộng sản còn lại đã thay đổi diện mạo và tiếp thu học hỏi hệ thống quản lý kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Gần mấy chục năm nay, chủ nghĩa cộng sản lại sử dụng những chiêu thức mới, cải biến hình tượng chủ nghĩa cộng sản bạo lực giết người giàu, giúp kẻ nghèo, cưỡng ép ăn chung một nồi cơm lớn, biến thành cướp của người giàu chia cho người nghèo, cưỡng chế thu thuế cao, chế độ phúc lợi cao, phân phối lại tài sản. Họ cao giọng hô hào nâng cao mức sống của người dân, cùng nhau sống “cuộc sống tươi đẹp” của chủ nghĩa xã hội, tiếp tục lừa dối con người thế gian.

Chủ nghĩa cộng sản gian xảo đáp ứng truy cầu điều tốt đẹp của con người và dẫn dụ con người cuồng tín lý tưởng cộng sản. Nó dùng cái gọi là truy cầu sự tốt đẹp làm cái cớ để lôi kéo con người ngày càng rời xa Thần, rời xa tiêu chuẩn mà Thần đặt định cho con người, tha hóa quan niệm của con người, gia tăng ma tính của con người, khiến con người phạm đủ loại tội lỗi, trái với đạo lý. Nó khiến con người chìm đắm vào hưởng thụ vật chất mà quên đi rằng con người còn có tín ngưỡng vĩnh hằng, vượt khỏi thế tục và ý nghĩa đích thực của sinh mệnh. Chủ nghĩa cộng sản cổ động con người đổ máu và mồ hôi nhưng thu về lại là rượu độc và xương trắng. Nó là mồi nhử để dẫn dụ nhân loại đi vào con đường hủy diệt. Con người nếu không tỉnh ngộ sẽ đối mặt với kiếp nạn còn đáng sợ hơn nữa. 

Lời kết: Trọng đức mới có thể “Giàu mà thái bình”

Truy cầu hạnh phúc là thiên tính của con người. Sự thịnh vượng về kinh tế có thể mang tới hạnh phúc cho nhân loại, nhưng kinh tế không tồn tại biệt lập. Nếu con đường phát triển kinh tế tách rời ước thúc đạo đức thì sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Khi nền tảng đạo đức bị phá hoại thì sự sung túc về kinh tế không thể mang lại cho con người hạnh phúc, cũng không thể lâu bền, mà càng mau chóng dẫn đến tai họa lớn hơn.

Năm 2010, Nhân dân Nhật báo đăng tin rằng mặc dù kinh tế tăng trưởng nhưng chỉ số hạnh phúc của người dân ở Trung Quốc vẫn giảm xuống hàng năm. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng hiện trạng hiện nay của Trung Quốc là tham nhũng hoành hành, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thực phẩm độc hại tràn lan, con người mất đi cảm giác an toàn trong cuộc sống. Đây là điển hình của hiện tượng tài sản tăng trưởng nhưng đạo đức và cảm giác hạnh phúc đều trượt dốc.

Điều này phản ánh sự khiếm khuyết của chủ nghĩa cộng sản: Con người không chỉ cần có vật chất mà còn cần có tinh thần. Khi con người đến thế gian, Thần đã an bài cho con người con đường sinh sống. Người Trung Quốc có câu “nhất ẩm nhất trác, mộ phi tiền định” (một miếng ăn, một ngụm uống đều đã được định trước), cũng như người phương Tây tín Thần vẫn luôn cầu nguyện trước khi ăn, cảm tạ Thần đã ban cho mình thức ăn. Người tín Thần biết tài sản của con người là ân điển của Thần ban cho, cho nên thường mang tâm khiêm tốn và biết ơn, vì thế mà “biết đủ thường vui”.

Năm 1912, khi con tàu Titanic bị chìm, tỷ phú John Jacop Astor IV cũng ở trên thuyền, tiền của ông có trong ngân hàng đủ để đóng được 30 chiếc tàu như tàu Titanic. Nhưng khi đối mặt với tai nạn trên biển, ông đã lựa chọn tuân theo nguyên tắc đạo đức và bảo vệ phụ nữ và trẻ nhỏ, ông đã nhường chỗ của mình trên chiếc xuồng cứu hộ cuối cùng cho hai đứa trẻ đang sợ hãi. [27] Cùng lúc đó trên tàu, Isidor Straus, người đồng sở hữu của trung tâm thương mại Macy nói: “Tôi sẽ không lên xuồng cứu hộ trước những người đàn ông khác”. Vợ của ông cũng nhất mực từ chối lên xuồng cứu hộ. Cô nhường vị trí của mình trên xuồng cứu hộ cho Ellen Bird người hầu nữ mới thuê của mình, và lựa chọn cùng chồng mình vượt qua thời khắc cuối cùng. [28]

Khi đối diện với cám dỗ vào việc giữ lại khối tài sản khổng lồ và sự bảo toàn tính mệnh, những nhà tỷ phú này đã lựa chọn tuân theo giá trị truyền thống. Lựa chọn đạo nghĩa của họ đã tỏa ánh hào quang rực rỡ của nhân cách con người và văn minh nhân loại: nhân cách cao thượng còn có giá trị cao hơn tính mệnh và của cải.

Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã viết trong bài “Giàu mà có đức” như sau: 

“Dân giàu là cái đạo của vua quan, hạ mình vì tiền là hạ sách. Giàu mà vô đức sẽ nguy hại chúng sinh, giàu mà có đức là chỗ mọi người mong mỏi, vậy nên giàu là không thể không tuyên [dương] đức.

Đức là tích từ đời trước; vua, quan, phú, quý thảy đều từ đức mà ra, vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết. Vậy nên kẻ mưu quyền kẻ cầu tài ắt phải tích đức, chịu khổ hành thiện là có thể tích đức từ quần chúng. Mà muốn được thế ắt phải hiểu việc nhân quả, minh tỏ điều ấy thì có thể tự kiềm chế cái tâm của quan và dân, thiên hạ giàu có mà thái bình.” [29]

Nếu mọi người có thể nhìn nhận của cải và sinh mệnh bằng tâm thái như vậy thì sẽ giảm thiểu những vấn đề kinh tế gây ra do sự tham lam, lười biếng, đố kỵ của con người. Nếu con người có thể ức chế dục vọng cá nhân thì tà thuyết của chủ nghĩa cộng sản sẽ không thể mê hoặc được tâm của con người. Đạo đức cao thượng của con người sẽ được Thần ban phước, thiên hạ giàu có, lòng người bình lặng, xã hội an định; đó mới là đời sống kinh tế mà con người nên có.

Tà linh cộng sản đã an bài chặt chẽ tất cả các phương diện để hủy diệt nhân loại. Kinh tế chỉ là một trong những phương diện đó. Nhân loại muốn thoát khỏi sự khống chế của “lý tưởng” cộng sản thì cần phải nhận thức rõ âm mưu của nó, thấy rõ những lời lừa mị, dối trá của nó, không ôm giữ bất cứ ảo tưởng nào về nó, đồng thời quay trở về đạo đức truyền thống, trọng đức hướng thiện. Nếu có thể làm được như vậy thì nhân loại sẽ đón nhận một tương lai hạnh phúc, phồn vinh lâu dài, một thời kỳ thịnh vượng thái bình thực sự; nền văn minh thế giới cũng sẽ bước sang một chương mới rực rỡ, huy hoàng.

Chương 9 (Phần 1) Chương 10

Tài liệu tham khảo 

[1] “United States Declaration of Independence,” http://www.ushistory.org/declaration/document/.

[2] Karl Marx and Friedrich Engels, “Manifesto of the Communist Party,” Marx/Engels Selected Works, Vol. One (Moscow: Progress Publishers, 1969)

[3] Fred Schwarz and David A. Noebel, You Can Trust the Communists… to Be Communists (Socialists and Progressives too) (Manitou Springs, CO: Christian Anti-Communism Crusade, 2010), 43–45.

[4] Friedrich Hayek, The Fatal Conceit: The Errors of Socialism (Routledge, August. 2013).

[5] Thomas Sowell, Intellectuals and Society, Revised and Expanded Edition (New York: Basic Books, 2012), Chapter 2.

[6] F. A. Hayek. “The Use of Knowledge in Society,” The American Economic Review, Vol. 35, No. 4. (September 1945), 519–530.

[7] Ludwig von Mises. “Economic Calculation in the Socialist Commonwealth.” Mises Institute. Accessed July 26, 2018. https://mises.org/library/economic-calculation-socialist-commonwealth.

[8] Shi Shan. “Quagmire in the Reform of China’s State-Owned Enterprises,” Radio Free Asia, September 22, 2015, https://www.rfa.org/mandarin/yataibaodao/jingmao/xql-09222015103826.html.

[9] Linette Lopez, “Zombie Companies Are Holding China’s Economy Hostage,” Business Insider, May 24, 2016, https://www.businessinsider.com/chinas-economy-is-being-held-hostage-2016-5.

[10] Jason Long, “The Surprising Social Mobility of Victorian Britain,” European Review of Economic History, Volume 17, Issue 1, February 1, 2013, 1–23, https://doi.org/10.1093/ereh/hes020.

[11] John Kenneth Galbraith, The Good Society: The Humane Agenda (Boston, MA: Houghton Mifflin Co., 1996), 59–60; Karl Popper, The Open Society and Its Enemies (Routledge, 2012).

[12] Michael Rothschild, Bionomics: Economy as Business Ecosystem (Washington, D.C.: BeardBooks, 1990), 115.

[13] Adam Smith, The Theory of Moral Sentiments (Philadelphia: Anthony Finley, J. Maxwell Printer, 1817).

[14] Lawrence Kudlow, American Abundance: The New Economic and Moral Prosperity (New York: Harper Collins Publishers, 1997).

[15] Thomas Sowell, Economic Facts and Fallacies (New York: Basic Books, 2008), 174.

[16] Friedrich Engels, “1881: Trades Unions,” Marxists.org, May 20, 1881, https://www.marxists.org/archive/marx/works/1881/05/28.htm.

[17] Vladimir Lenin, n.d., “The Trade Unions, The Present Situation and Trotsky’s Mistakes,” Accessed July 8, 2018, https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1920/dec/30.htm.

[18] Lü Jiamin, “A History of Leninist Theory on Unions.” Liaoning People’s Press (1987).

[19] James Sherk, “What Unions Do: How Labor Unions Affect Jobs and the Economy,” Heritage Foundation Website, May 21, 2009, https://www.heritage.org/jobs-and-labor/report/what-unions-do-how-labor-unions-affect-jobs-and-the-economy

[20] Edwin J. Feulner, “Taking Down Twinkies,” Heritage Foundation Website, November 19, 2012, https://www.heritage.org/jobs-and-labor/commentary/taking-down-twinkies.

[21] James Sherk, “What Unions Do: How Labor Unions Affect Jobs and the Economy,” Heritage Foundation, May 21, 2009,https://www.heritage.org/jobs-and-labor/report/what-unions-do-how-labor-unions-affect-jobs-and-the-economy.

[22] Như trên.

[23] Sherk (2009) Như trên.

[24] Steve Inskeep, “Solidarity for Sale: Corruption in Labor Unions,” National Public Radio, February 6, 2007, https://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=5181842.

[25] Như trên.

[26] Karl Marx, “Critique of the Gotha Programme,” https://www.marxists.org/archive/marx/works/1875/gotha/ch01.htm.

[27] Children on the Titanic (a documentary, 2014).

[28] Isidor Straus, Autobiography of Isidor Straus (The Straus Historical Society, 2011), 168–176.

[29] Đại sư Lý Hồng Chí: “Giàu mà có đức”, Tinh tấn yếu chỉ, http://vi.falundafa.org/book/jjyz_html/jjyz.html#Heading__4139


Bản gốc: http://www.epochtimes.com/gb/18/6/9/n10469975.htm

中文正體